Khái niệm quan hệ pháp luật. Nội dung, khách thể, chủ thể của quan hệ pháp luật là gì? Các loại quan hệ pháp luật. Ví dụ về quan hệ pháp luật. Tìm hiểu ngay.
V. Các câu hỏi liên quan đến quan hệ pháp luật
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Trong các quan hệ này, các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện.
2. Những yếu tố nào cấu thành quan hệ pháp luật?
Quan hệ pháp luật được cấu thành từ ba yếu tố chính sau đây:
3. Quan hệ pháp luật được phân loại như thế nào?
Quan hệ pháp luật được phân loại cụ thể như sau:
4. Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?
Các bên tham gia vào mối quan hệ pháp luật được gọi là chủ thể, có thể là cá nhân, tổ chức hoặc nhà nước.
5. Khách thể của quan hệ pháp luật là gì?
Trong quan hệ pháp luật, đối tượng mà các bên tham gia trong quan hệ pháp luật hướng đến và cần phải bảo vệ là khách thể, có thể là tài sản, hành vi, quyền nhân thân.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Áp dụng pháp luật là gì? Ví dụ về áp dụng luật. Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết cụ thể về các trường hợp áp dụng pháp luật cụ thể.
Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước đối với trường hợp cá nhân, tổ chức cụ thể.
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật hoàn toàn khác so với sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật. Bởi áp dụng pháp luật là hình thức dành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Còn những hình thức thực hiện pháp luật còn lại là do chủ thể là cá nhân, tổ chức thực hiện.
Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước vì việc áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành. Mỗi chủ thể có thể áp dụng pháp luật trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa bốn hình thức thực hiện pháp luật có mối liên hệ với nhau, ví dụ như một người mong muốn ly hôn thì cần sử dụng pháp luật để làm đơn xin ly hôn và bảo vệ quyền lợi của mình, để vấn đề ly hôn được giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật ly hôn vào trường hợp đó. Sau khi vấn đề ly hôn được giải quyết thì hai bên cần thi hành văn bản pháp luật đã ban hành.
Ví dụ 1: Gia đình anh T có tranh chấp đất đai với gia đình chị Q. Để được bảo vệ quyền lợi của mình thì anh T đã nộp đơn nhờ cơ quan thẩm quyền giải quyết vấn đề. Sau khi tiếp nhận đơn của anh T thì cơ quan đã xem xét thấy gia đình chị Q có hành vi lấn chiếm đất đai nên đã yêu cầu gia đình chị Q phải hoàn trả lại phần đất đó cho gia đình anh T.
Cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật về đất đai để bảo vệ quyền lợi cho anh T.
Ví dụ 2: Gia đình ông P bị mất cắp một chiếc xe máy, ông P đã trình báo lên cơ quan chức năng. Sau khi điều tra và tìm kiếm thì cơ quan công an đã tìm ra hung thủ và chiếc xe của ông P. Cơ quan đã giúp ông P lấy lại chiếc xe và truy cứu trách nhiệm hình sự với người vi phạm với mức phạt là 1 năm tù.
Cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật đối với người có hành vi trộm cắp.
Ví dụ 3: H là một học sinh cấp 3 nhưng được gia đình cho sử dụng xe máy đến trường. Trong một lần trên đường về nhà thì H đã bị cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe và giấy phép. Khi đó H chưa có giấy phép lái xe nên bị xử phạt hành chính khi chưa đủ tuổi mà điều khiển xe máy.
Trường hợp này cán bộ công an đã áp dụng pháp luật đối với H về hành vi vi phạm quy định an toàn giao thông.
Áp dụng pháp luật mang tính tương tự và ví dụ
Áp dụng pháp luật tương tự là giải quyết vụ việc pháp lý cụ thể trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự vụ việc đang cần giải quyết hoặc trên cơ sở các nguyên tắc pháp luật chung.
Áp dụng pháp luật tương tự có thể được thể hiện dưới hai dạng:
+ Thứ nhất, áp dụng tương tự quy phạm pháp luật. Tức là có quan hệ thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ A này.
+ Thứ hai, áp dụng tương tự pháp luật. Tức là có quan hệ B, có quy phạm B trực tiếp điều chỉnh, quan hệ B tương tự như A thuộc lĩnh vực do luật dân sự điều chỉnh. Trong trường hợp này có thể dùng quy phạm B để điều chỉnh quan hệ A.
Để hiểu rõ hơn, ví dụ thực tiễn áp dụng pháp luật tương tự như sau :
Một bản án về tranh chấp hợp đồng góp hụi có nội dung như sau: “Trong các năm 2023, bà A tham gia 01 dây hụi tháng và 03 dây hụi tuần, loại hụi hoa hồng và có lãi do vợ chồng bà B, ông C làm đầu thảo. Mỗi dây hụi bà A tham gia 1 phần, các phần hụi đều còn sống và đã góp tiền hụi đến ngày 18/09/2023 âm lịch thì bà B tuyên bố vỡ hụi ngưng khui.
Bà A đã đóng hụi số tiền là 18.000.000 đồng nên khi bà B vỡ hụi, bà A yêu cầu buộc bà B, anh C trả lại cho ông và bà A số tiền hụi”.
Khi này, Tòa án đã quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà A. Buộc bà B và ông C cùng có trách nhiệm trả cho bà B số tiền 18.000.000 đồng.
Khi này, Tòa án có thể áp dụng các quy định của Nghị định 19/2019/NĐ-CP để giải quyết tranh chấp. Do pháp luật không quy định việc chủ hụi tự ý ngưng khui hụi thì hụi viên đã góp hụi chưa lĩnh hụi được xem là đương nhiên rút khỏi dây hụi và được nhận lại tiền hụi đã góp, nên trong vụ kiện này, Tòa án đã áp dụng tương tự pháp luật.
Việc bà A yêu cầu bà B, anh C cùng có trách nhiệm trả lại số tiền hụi đã góp cho bà là có căn cứ đúng với quyền của hụi viên và nghĩa vụ của chủ hụi tham gia hụi hưởng hoa hồng, có lãi được quy định tại khoản 3 Điều 15 và khoản 8 Điều 18 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoatieu.vn về vấn đề Ví dụ về áp dụng luật. Mời các bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.
I. Khái niệm quan hệ pháp luật là gì?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Trong các quan hệ này, các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Khái niệm quan hệ pháp luật không chỉ giới hạn ở một lĩnh vực pháp luật cụ thể mà bao gồm các lĩnh vực khác nhau như dân sự, hình sự, hành chính, lao động…
Quan hệ pháp luật được cấu thành từ ba yếu tố chính sau đây:
Các bên tham gia vào mối quan hệ pháp luật được gọi là chủ thể, có thể là cá nhân, tổ chức hoặc nhà nước.
Chủ thể của quan hệ pháp luật có hai loại chính là:
Để trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật, cá nhân hoặc tổ chức phải có năng lực pháp luật (khả năng có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật) và năng lực hành vi (khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ này một cách hợp pháp).
Trong quan hệ pháp luật, đối tượng mà các bên tham gia trong quan hệ pháp luật hướng đến và cần phải bảo vệ là khách thể, có thể là:
Khách thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung của quan hệ pháp luật và là yếu tố mà các bên cần bảo vệ hoặc thực hiện.
Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật cuối cùng là nội dung, bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia. Đây là yếu tố quyết định bản chất và mục đích của quan hệ pháp luật.
Nội dung của quan hệ pháp luật thường được xác định dựa trên các quy định pháp luật cụ thể, như hợp đồng, quyền sở hữu, quyền thừa kế, hoặc các quy định về trách nhiệm dân sự.
Phân loại quan hệ pháp luật là quá trình phân chia các mối quan hệ pháp lý thành các nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định.
Việc phân loại quan hệ pháp luật không chỉ giúp hiểu rõ về bản chất của từng mối quan hệ mà còn hỗ trợ áp dụng pháp luật một cách chính xác, minh bạch. Điều này góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân và tổ chức trong các tình huống pháp lý khác nhau.
Dưới đây là các phương pháp phân loại phổ biến của quan hệ pháp luật:
➧ Quan hệ pháp luật dân sự: liên quan đến quyền sở hữu tài sản, hợp đồng, thừa kế và quyền nhân thân. Đây là quan hệ giữa các cá nhân hoặc tổ chức mà pháp luật dân sự điều chỉnh.
➧ Quan hệ pháp luật hình sự: phát sinh khi có hành vi phạm tội, mối quan hệ này là giữa nhà nước và người phạm tội. Nhà nước sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự của người vi phạm thông qua quá trình điều tra, truy tố và xét xử.
➧ Quan hệ pháp luật hành chính: quan hệ này xuất hiện trong quá trình quản lý nhà nước, thường là giữa cơ quan nhà nước với cá nhân/tổ chức trong việc thực thi quyền hành pháp.
➧ Quan hệ pháp luật lao động: phát sinh từ các giao dịch lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, liên quan đến quyền và nghĩa vụ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc…
➧ Các quan hệ pháp luật khác: bao gồm quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật quốc tế…
2. Theo tính chất của quan hệ pháp luật
Phân loại này tập trung vào bản chất của quan hệ pháp luật, bao gồm:
➧ Quan hệ pháp luật tài sản: bao gồm các quan hệ liên quan đến quyền sở hữu và nghĩa vụ tài chính, như mua bán, thuê mướn tài sản, cho vay, tranh chấp quyền sử dụng đất.
➧ Quan hệ pháp luật nhân thân: liên quan đến các quyền không thể chuyển nhượng của các chủ thể, như quyền liên quan đến nhân phẩm, danh dự, quyền được bảo vệ đời tư.
3. Theo hình thức bảo vệ quyền lợi pháp lý
Dựa trên hình thức mà quyền lợi của các bên được bảo vệ có thể phân chia thành:
➧ Quan hệ pháp luật tự nguyện: các chủ thể tham gia tự nguyện thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ mà không cần sự can thiệp của cơ quan nhà nước, ví dụ như ký kết hợp đồng.
➧ Quan hệ pháp luật bắt buộc: phát sinh do yêu cầu của pháp luật, buộc các chủ thể phải tuân thủ mà không phụ thuộc vào sự tự nguyện, ví dụ như nghĩa vụ tuân thủ luật giao thông hoặc nghĩa vụ quân sự.
➧ Quan hệ pháp luật: Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai cá nhân A và B được thực hiện thông qua việc ký hợp đồng chuyển nhượng, theo đó:
Đây là quan hệ pháp luật dân sự phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng, được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015 và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan.
➧ Cơ sở pháp lý: Quan hệ này được điều chỉnh bởi các quy định liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2024 và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Trường hợp xảy ra tranh chấp, các bên có thể tự thương lượng, hòa giải hoặc đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.