Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hà Nam sẽ trở thành mô hình kiểu mẫu, hiện đại và hiệu quả góp phần lan tỏa và thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nông nghiệp tỉnh Hà Nam và các tỉnh ĐBSH, từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
NextX hợp tác thành công với Viettel
Xem thêm: Hệ thống cho lợn ăn tự động – Giám sát và điều khiển qua điện thoại
Vườn dưa lưới Điền Trạch Farm tại Thọ Xuân – Thanh Hóa
Xem thêm: Hệ thống nông nghiệp thông minh – Giải pháp quan trắc môi trường Nông nghiệp điều khiển thiết bị và châm phân tự động qua smartphone
Theo báo cáo, các tiến bộ về khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%,…). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94%. Khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%).
Nhận định về sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của nông nghiệp nước ta. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học chung nhận định, khoa học và công nghệ. Đặc biệt là ứng dụng IoT. Thực sự là một trong các giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu quả. Tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.
Hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động Nextfarm Fertikit 4G tại Farm dâu tây Trường Anh – Cao Bằng
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2019. Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước. Gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất tập trung quy mô lớn. Với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao.
Trong lĩnh vực trồng trọt đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến. Do làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế tăng.
Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu. Giúp nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm 2019. Đặc biệt, giống gạo ST25 được công nhận là “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Phi-lip-pin.
Ngành lâm nghiệp có sự phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng ổn định. Đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, tạo ra các dây chuyền chế biến, bảo quản có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu. Hình thành ngành công nghiệp chế biến lâm sản đứng thứ hai Châu Á và đứng thứ năm trên thế giới
Lợi ích của ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp công nghệ cao trong việc áp dụng IoT trong nông nghiệp đang được khá nhiều người quan tâm. Bởi nó mang lại giá trị và hiệu quả cao cho nền nông nghiệp.
Lợi ích của ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Bởi nó thay thế thành các công trình xây dựng; giao thông vận tải; khu thương mại; khu chung cư. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng tăng cao, tiêu biểu là nông sản sạch. Mặt khác, tình trạng đất đai ngày càng bị thoái hóa do sử dụng và lạm dụng thuốc BVTV kèm theo sự tác động của biến đổi khí hậu. Dẫn đến, thiệt hại nghiêm trọng nền nông nghiệp và tốn khá nhiều chi phí sản xuất. Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao giúp nhà nông giám sát cây trồng và giải pháp hiệu quả từ gieo sạ, rải phân, phun thuốc. Ứng dụng IoT trong nông nghiệp sẽ thu thập các thông tin nhanh chóng; có thể dự đoán, phỏng đoán các điều kiện canh tác, tình trạng sâu bệnh hại theo thời gian thực. Từ đó, có giải pháp phòng trừ bệnh kịp thời nhanh chóng.
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đất, nước, không khí. Canh tác nông nghiệp bằng công nghệ IoT trong nông nghiệp dựa trên dữ liệu được thu thập từ các cảm biến đa dạng trên đồng ruộng; giúp nông dân phân bổ chính xác tài nguyên cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đồng thời, bảo vệ môi trường đất, nước do chất thải, thuốc bảo vệ thực vật gây ra. Góp phần giảm tỷ lệ ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất.
Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) không chỉ giúp nhà nông tiết kiệm nước và năng lượng; mà nó còn làm cho nông nghiệp xanh hơn; giảm đáng kể việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí thuốc BVTV và thuê nhân công. Hiệu suất làm việc tăng gấp 20 lần so với phương pháp thủ công trước đây. Các sản phẩm được thu hoạch được sạch hơn, chất lượng hơn và năng suất cao hơn so với các phương pháp nông nghiệp truyền thống.
Một trong những lợi ích của việc sử dụng IoT trong nông nghiệp là tốc độ của quy trình được cải tiến hơn. Do sử dụng hệ thống theo dõi và dự đoán thời gian thực. Nhờ vậy, nông dân có thể nhanh chóng phản ứng với bất kỳ thay đổi nào. Ví dụ các thay đổi về thời tiết, độ ẩm, cũng như tình trạng sâu bệnh hại của từng cây trồng hoặc đất trên đồng ruộng. Điều được phát hiện kịp thời và nhanh chóng. Đối với máy bay nông nghiệp việc phun thuốc chỉ mất từ 7-10 phút trên 1 ha ở mọi cây trồng, mọi địa hình. Cho dù bất cứ ở điều kiện thời tiết nào chăng nữa, các thiết bị công nghệ cao đều hoạt động ổn định và hiệu quả. Đây là công cụ giúp các chuyên gia nông dễ dàng nghiên cứu được mùa màng. Đồng thời, mang đến giải pháp phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông hiệu quả.
Mô hình trồng Dâu Tây, Cao Bằng
Còn đối trồng Dâu Tây thì không ai ở Cao Bằng không biết chị Đoàn Thu Trà. Người đưa Dâu Tây Cao Bằng lên một tầm mới bằng công nghệ. Ứng dụng các giải pháp Nông nghiệp trồng dâu tây cho trang trại 5 ha của mình.
Xem thêm: TOP 5 phần mềm quản lý sản xuất nông nghiệp được tin dùng
Mô hình trồng Dưa leo Baby – Cực Bắc của Tổ Quốc
Một trong những mô hình nữa của người nông dân khi áp dụng công nghệ tương đối thành công ở Cực Bắc Tổ Quốc là Hà Giang. Anh Vình, xuất thân từ cuộc sống tài xế đường dài. Nhưng vì lý do yêu thích nông nghiệp công nghệ cao. Anh cũng đã đầu tư Nông nghiệp và hiện tại có những bước đầu thành công. Tuy khó khăn nhưng anh vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu áp dụng Nông nghiệp thông minh vào trang trại của mình.
Xem thêm: Chinh phục số hóa nông nghiệp nhờ phần mềm NextX
Và còn rất nhiều các mô hình nông nghiệp thông minh trải dài các miền của Tổ quốc, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm vẫn âm thâm chuyển đổi số trong Nông nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng NextX CRM, phần mềm bán hàng NextX bán hàng trên nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu nhằm tạo bước đột phá về năng suất và chất lượng nông sản. Để nông nghiệp phát triển lên tầm cao mới, bắt buộc phải có sự chuyển đổi công nghệ, giải pháp IoT trong nông nghiệp hiệu quả. Nhằm tạo bước ngoặc mới cho nền nông nghiệp Việt Nam. Trong bài viết sau đây, Globalcheck sẽ giúp bạn làm rõ tại sao phải ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở ngắn hạn và dài hạn.