Theo số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019 do Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2019 đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu là 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu là 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2018.
Samsung đóng góp bao nhiêu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2022?
VietTimes – Với kim ngạch xuất khẩu đạt 65 tỉ USD trong năm 2022, Samsung đã có đóng góp lớn vào quá trình hồi phục và phát triển của kinh tế Việt Nam hậu đại dịch Covid-19.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa tiếp ông Park Hark Kyu - Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics. Lãnh đạo Chính phủ đánh giá Samsung là tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư vào Việt Nam nhiều năm qua, giải quyết công ăn, việc làm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, trong năm 2022, kết quả sản xuất, kinh doanh của Samsung cũng rất xuất sắc (xuất khẩu đạt 65 tỉ USD), đóng góp quan trọng vào quá trình hồi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam, với kỷ lục lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 700 tỉ USD.
(*) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước tính trong năm 2022
Được biết, trong năm 2022, Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu lên tới 69 tỉ USD và đầu tư thêm 3,3 tỉ USD tại Việt Nam.
Đến tháng 8/2022, tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo Samsung Electronics cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung Việt Nam đạt mức 34,3 tỉ USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2022 của Samsung Việt Nam đạt khoảng 30,7 tỉ USD.
Tại cuộc tiếp, hai bên cũng trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu (Trụ cột 2).
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD.
Hiện nay, Tổ công tác đang được kiện toàn nhân sự để nhanh chóng xây dựng khung pháp lý nội luật về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, để đảm bảo các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả.
Buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (phải) và ông Park Hark Kyu - Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics
'Mối nhân duyên' của sếp Samsung Electronics với Việt Nam
Tại cuộc gặp, ông Park Hark Kyu cũng chia sẻ về "mối nhân duyên" của mình với Việt Nam.
Vị Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Samsung Electronics cho biết, cá nhân ông đã có hơn 20 lần đến Việt Nam để tìm hiểu môi trường kinh doanh, trong đó có việc quyết định đầu tư xây dựng nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên.
"Bây giờ đã qua hơn 10 năm, mỗi khi nhìn lại thì tôi cho rằng đầu tư xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên là lựa chọn sáng suốt. Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều hỗ trợ để Samsung hoạt động hiệu quả trong thời gian qua", ông Park Hark Kyu bày tỏ.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết ông vừa có cuộc tiếp CEO Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ với mong muốn sẽ phát triển Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Công nghiệp bán dẫn và công nghiệp điện tử có mối quan hệ rất hữu cơ với nhau, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Tập đoàn Samsung nghiên cứu, đánh giá sâu sắc những kết quả đã đạt được trong quá trình đầu tư tại Việt Nam để tiếp tục có những quyết sách hiệu quả, tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cũng như các địa phương Samsung đặt cơ sở sản xuất sẽ luôn lắng nghe, tiếp nhận các kiến nghị để đáp ứng tốt nhất trong điều kiện có thể, theo quy định của pháp luật.
Như VietTimes từng đề cập, hôm 23/12/2022, Samsung đã khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội.
Đây được cho là hoạt động quan trọng giúp Samsung tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Đáng chú ý, sự kiện này cũng có sự góp mặt của Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong.
Tập đoàn Hàn Quốc đề ra kế hoạch đưa Trung tâm R&D trở thành nơi nghiên cứu và phát triển công nghệ hàng đầu thế giới thông qua việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các trường đại học trong các lĩnh vực công nghệ then chốt của tương lai, bên cạnh việc gia tăng hỗ trợ bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam./.
Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Lào, tổng kim ngạch thương mại hai nước Việt Nam-Lào năm 2022 đạt mức tăng trưởng ấn tượng, vượt kỳ vọng lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra tại Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào lần thứ 44 (khoảng 1,6 tỷ USD).
Trong đó, năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 656,4 triệu USD, tăng 10,4% so cùng kỳ năm 2021. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: xăng dầu các loại, phân bón các loại, sắt thép các loại và sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác, phương tiện vận tải và phụ tùng…
Nhập khẩu từ Lào của Việt Nam đạt 1,047 tỷ USD, tăng 34,6% so cùng kỳ năm 2021. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: gỗ và sản phẩm từ gỗ, cao-su, ngô…
Tính riêng tháng 12/2022, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào đạt 211 triệu USD, tăng 60% so với tháng 11/2022 (132,1 triệu USD).
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 101 triệu USD, tăng mạnh 129% so với tháng 11/2022 (43,6 triệu USD). Mặt hàng xuất khẩu sang Lào có giá trị tăng đột biến trong tháng 12 là xăng dầu các loại, là kết quả hợp tác thương mại hỗ trợ nguồn cung xăng dầu giữa hai nước trong thời gian qua; tiếp đến là mặt hàng máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, sắt thép các loại, giấy và các sản phẩm từ giấy...
Về nhập khẩu của Việt Nam từ Lào tháng 12/2022 đạt giá trị 110,2 triệu USD, tăng 24,4% so với tháng 11/2022 (88,5 triệu USD). Mặt hàng nhập khẩu chính gồm: cao-su, phân bón các loại, hàng rau quả...
Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Lào, ngành công thương hai nước đạt kết quả ấn tượng trong năm 2022 nêu trên là do hai bên thường xuyên phối hợp, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giữa Việt Nam và Lào.
Điển hình như Diễn đàn doanh nghiệp hai nước do cấp Bộ trưởng chủ trì tháng 4/2022; Hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam-Lào trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng tháng 5/2022 với sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của 170 doanh nghiệp hai nước; Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào tổ chức tại Vientiane (Lào) tháng 8/2022 với quy mô 250 gian hàng tiêu chuẩn với sự tham gia của 128 doanh nghiệp hai nước; Diễn đàn thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam-Lào tháng 11/2022.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đã phối hợp tổ chức thành công Hội nghị hợp tác thương mại biên giới Việt-Lào lần thứ XII; Hội nghị hợp tác phát triển ngành công thương năng lượng và mỏ Việt Nam-Lào do cấp Bộ trưởng chủ trì, tổ chức vào tháng 12/2022 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.