Như đã đưa, chiều 14/8, thông tin với báo chí tại buổi thông báo kết quả Phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết: Hai vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn đang được cơ quan điều tra Bộ Công an tập trung cao độ để đẩy nhanh tiến độ.
Bất động sản Nha Trang: Quy hoạch mở ra cơ hội
Những năm gần đây, du lịch bùng nổ khiến thành phố Nha Trang thơ mộng ngày nay trở nên đông đúc, chật chội. Phần lớn quỹ đất trong thành phố sử dụng cho mục đích kinh doanh nhà hàng, khách sạn… và không thể mở rộng thêm.
Melde dich an, um fortzufahren.
Với tiềm lực vững mạnh, nền tảng vững chắc cùng những thành tích ấn tượng năm 2021 một lần nữa khẳng định BĐS là ngành kinh doanh mũi nhọn của Tập đoàn Sơn Phúc với hơn 10 dự án dự kiến khởi công năm 2022 cũng như trong tương lai. Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bắt đầu công tác khảo sát, giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng các nhà máy điện tại các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh… dự kiến đóng góp 200 MW vào lưới điện quốc gia, góp phần cung cấp sản lượng điện lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Đối với bất động sản nghỉ dưỡng, tập trung nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ xin phê duyệt chủ trương của các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch như Bắc Kạn, Sơn La, Cao Bằng… Lĩnh vực thiết kế, quy hoạch tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm, dịch vụ mang tính tiên phong, tầm nhìn dài hạn để mang tới những lợi ích bền vững cho cộng đồng, xã hội. Mục tiêu kiến tạo bộ máy tinh nhuệ, năng động, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và mạnh của Tập đoàn, Ban Lãnh đạo Sơn Phúc đang từng bước thực hiện cơ cấu bộ máy tổ chức, nhân sự cũng như quy trình phối hợp, chuyên môn hoá hoạt động kinh doanh và tiếp cận với mô hình tổ chức hoạt động ưu việt, hiện đại.
Năm 2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Sơn Phúc được thành lập bởi những người cùng chí hướng, giàu kinh nghiệm và chung niềm khát khao thực hiện một sứ mệnh lớn trong lĩnh vực đầu tư.
Hơn 10 năm hoạt động bền bỉ, với tầm nhìn lớn, dài hạn, tư duy phát triển bền vững cùng khả năng nhạy bén với thị trường, SƠN PHÚC đã khẳng định được vị thế là một Tập đoàn đa ngành và năng động, không ngừng mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt từ năm 2017 đến nay, Sơn Phúc tập trung phát triển chủ lực vào lĩnh vực đầu tư, thiết kế và kinh doanh bất động sản.
Ngày 28/12/2021, với quyết định mang tính đột phá trong chiến lược phát triển công ty theo mô hình tập đoàn, Công ty Cổ phần Đầu tư Sơn Phúc chính thức đổi thành tên Công ty Cổ phần Tập đoàn Sơn Phúc (viết tắt: “Tập đoàn Sơn Phúc” hoặc “SƠN PHÚC GROUP”), đánh dấu cột mốc đáng tự hào trên con đường trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành, nhà phát triển bất động sản uy tín tại Việt Nam và vươn tầm quốc tế.
Ngày 16/10, khách hàng ở thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn) vừa có thư ngỏ gửi tới khách hàng, nhà đầu tư tại dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha Trang.
Trong thư ngỏ, Tập đoàn Phúc Sơn cho biết tháng 7 vừa qua, công ty này đã họp đại hội đồng cổ đông để giải quyết về công tác nhân sự.
Dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha Trang (Ảnh: Trung Thi).
Qua đó, doanh nghiệp bầu bà Nguyễn Thị Huệ giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn.
Bà Huệ sẽ thay ông Nguyễn Văn Hậu (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc công ty) - người bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam về tội Vi phạm quy định của nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng - làm người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Phúc Sơn.
Theo thư ngỏ, đến nay Tập đoàn Phúc Sơn đã có người đại diện theo pháp luật, tuy nhiên các tài khoản giao dịch đứng tên công ty vẫn bị phong tỏa dẫn đến các hoạt động lớn của doanh nghiệp này ngưng trệ, không giao dịch được.
Phía Phúc Sơn cho biết, thời gian qua đã nhiều lần làm việc với các sở, ban, ngành của tỉnh Khánh Hòa, qua đó mong muốn tiếp tục thực hiện các dự án còn dang dở tại tỉnh này.
Văn phòng điều hành dự án của Tập đoàn Phúc Sơn ở Nha Trang (Ảnh: Trung Thi).
Trước đó, vào năm 2016, tỉnh Khánh Hòa ra quyết định thu hồi hơn 62ha đất sân bay Nha Trang từ đơn vị quân đội (thuộc Bộ Quốc phòng), đồng thời giao đất và cho thuê đất đối với Tập đoàn Phúc Sơn.
Tập đoàn Phúc Sơn và tỉnh Khánh Hòa ký 3 hợp đồng BT, phương thức hoàn vốn cho nhà đầu tư là sử dụng quỹ đất ở sân bay Nha Trang.
Nhận bàn giao đất sân bay, Tập đoàn Phúc Sơn triển khai thực hiện Dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha Trang.
Một phần đất sân bay Nha Trang bị phân lô, bán nền (Ảnh: Trung Thi).
Dù các hợp đồng BT chưa hoàn thành, Tập đoàn Phúc Sơn đã phân thành nhiều lô nhỏ để kinh doanh, vi phạm quy định của pháp luật và bị UBND tỉnh Khánh Hòa xử phạt hành chính số tiền 275 triệu đồng.
Đến nay, Dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha Trang đã được đầu tư cơ bản hoàn thiện, nhưng do vướng mắc pháp lý nên chưa có công trình tư nhân xây dựng, đất đai bỏ hoang, cây cối mọc um tùm.
Vào giữa tháng 5, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng có văn bản đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các sở, cơ quan, ban, ngành rà soát, báo cáo và cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu về việc bàn giao đất quốc phòng tại sân bay Nha Trang.
Theo cơ quan này, phía Bộ Quốc phòng đang điều tra vụ án hình sự Vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Khánh Hòa, liên quan đến việc bàn giao đất quốc phòng nêu trên.
Do dự án BT của Tập đoàn Phúc Sơn 'đứng bánh', việc tái định cư cho dân bị thu hồi đất ở hạng mục cầu của dự án đập ngăn mặn sông Cái Nha Trang bị chậm, khiến dự án ngăn mặn này vốn đã chậm nay còn chậm hơn nữa.
Về tiến độ điều tra vụ án Phúc Sơn, theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 23 bị can về các tội danh: Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ, Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Đáng chú ý, cơ quan điều tra Bộ Công an đã thu giữ trên 300 tỷ đồng, gần 2 triệu USD, trên 500 lượng vàng và hơn 1.000 “sổ đỏ” các loại. “Hiện, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ, làm rõ hành vi sai phạm của các bị can và các đối tượng có liên quan; mở rộng điều tra vụ án, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt”, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an nhấn mạnh.
Với vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho hay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 8 bị can về các tội danh: Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đã thu giữ gần 40 tỷ đồng trong vụ án Thuận An.
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cũng cho hay, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ dấu hiệu sai phạm trong việc đấu thầu, triển khai các dự án của Tập đoàn Thuận An; đồng thời, tập trung lực lượng để điều tra, mở rộng vụ án, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước, đề xuất xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm.
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.
Chọn tỉnh thành Hà Nội Hải Phòng Bắc Giang Cao Bằng Bắc Kạn Hòa Bình Hải Dương Bắc Ninh Hà Nam Hưng Yên Lào Cai Lai Châu Lạng Sơn Ninh Bình Nam Định Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Điện Biên Đà Nẵng Thừa Thiên Huế Khánh Hòa Lâm Đồng Bình Thuận Hà Giang Đắk Lắk Đắk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Kon Tum Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Hồ Chí Minh Bình Dương Bà Rịa Vũng Tàu Yên Bái Bình Định Bạc Liêu Bình Phước Bến Tre Cà Mau Đồng Tháp Đồng Nai Hậu Giang Kiên Giang Long An Sóc Trăng Tiền Giang Tây Ninh Trà Vinh Vĩnh Long Cần Thơ An Giang
Chọn trình độ học vấn Không yêu cầu Đại học trở lên Cao đẳng trở lên THPT trở lên Trung học trở lên Chứng chỉ Trung cấp trở lên Cử nhân trở lên Thạc sĩ trở lên Thạc sĩ Nghệ thuật Thạc sĩ Thương mại Thạc sĩ Khoa học Thạc sĩ Kiến trúc Thạc sĩ QTKD Thạc sĩ Kỹ thuật ứng dụng Thạc sĩ Luật Thạc sĩ Y học Thạc sĩ Dược phẩm Tiến sĩ Khác
Chọn giới tính Không yêu cầu Nam Nữ
Chọn mức lương Thỏa thuận 1 - 3 triệu 3 - 5 triệu 5 - 7 triệu 7 - 10 triệu 10 - 15 triệu 15 - 20 triệu 20 - 30 triệu Trên 30 triệu Trên 50 triệu Trên 100 triệu
Chọn hình thức Toàn thời gian cố định Toàn thời gian tạm thời Bán thời gian Bán thời gian tạm thời Hợp đồng Việc làm từ xa Khác
Chọn cấp bậc Mới tốt nghiệp Thực tập sinh Nhân viên Trưởng nhóm Phó tổ trưởng Tổ trưởng Phó trưởng phòng Trưởng phòng Phó giám đốc Giám đốc Phó tổng giám đốc Tổng giám đốc Quản lý cấp trung Quản lý cấp cao
Chọn kinh nghiệm Chưa có kinh nghiệm 0 - 1 năm kinh nghiệm Hơn 1 năm kinh nghiệm Hơn 2 năm kinh nghiệm Hơn 5 năm kinh nghiệm Hơn 10 năm kinh nghiệm
Chọn ngày cập nhật 1 tuần trở lại 1 tháng trở lại
Một đoạn đường do Tập đoàn Sơn Hải thi công. (Ảnh: Báo Công Luận)
Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải thời gian gần đây đã gây chú ý khi là nhà thầu công trình hạ tầng duy nhất tại Việt Nam có cam kết bảo hành chất lượng 5 đến 10 năm tại các công trình thi công, xây dựng đường giao thông, dự án thủy điện.
Mới đây nhất, trong ngày 5/1/2024, Tập đoàn Sơn Hải đã có văn bản gửi Ban Quản lý dự án 7, Bộ Giao thông vận tải, đề nghị ký phụ lục hợp đồng để tăng thời gian bảo hành công trình từ 2 năm lên 10 năm phần thi công cao tốc trong gói thầu XL02 đoạn Vân Phong – Nha Trang (trong dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2) do doanh nghiệp này đảm nhận.
Tập đoàn Sơn Hải bắt đầu được dư luận chú ý từ năm 2014 khi tham gia dự án mở rộng quốc lộ 1A. Lúc bấy giờ, các đoạn đường thường chỉ được các nhà thầu bảo hành 2 năm, nhưng riêng Sơn Hải đã tuyên bố bảo hành tới 5 năm cho 2 gói thầu mà mình thực hiện, là gói thầu số 10 và gói thầu số 14 dài 15km đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình. Thậm chí, Sơn Hải còn cắm biển "bảo hành 5 năm" dọc các tuyến đường "để người dân tham gia giao thông cùng giám sát".
Không chỉ tuyên bố bảo hành lâu hơn so với quy định, năm 2015 Tập đoàn Sơn Hải còn cam kết nếu hằn lún vượt mức cho phép thì sẽ khắc phục bằng phương pháp bóc toàn bộ lên làm lại, không bù lún theo cách mất mỹ quan hay bù lún đơn lẻ như cách mà các nhà thầu khác từng thực hiện. Từ cam kết này, Bộ Giao thông Vận tải đã nâng mức bảo hành 2 năm lên 4 năm đối với tuyến quốc lộ 1A.
Trên thực tế, tại hai gói thầu số 10 và 14 do Sơn Hải thi công, sau một thời gian dài đưa vào sử dụng, đoạn đường vẫn không hề xuất hiện tình trạng hằn lún vệt bánh xe, trong khi cùng khoảng thời gian đó, nhiều gói thầu khác đã ghi nhận hiện tượng này.
Cuối năm 2022, Tập đoàn Sơn Hải lại một lần nữa "chơi lớn" khi cam kết bảo hành 10 năm và Nhà nước sẽ không cần chi bất cứ một khoản tiền gì trong thời gian bảo hành.
Một trong những dự án gần đây được coi là kỳ tích trong ngành xây dựng giao thông vận tải do tập đoàn này thực hiện là Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm có chiều dài tuyến 49,1km, điểm đầu tại huyện Diên Khánh, đi qua địa bàn huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa với tổng mức đầu tư 7.600 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước tham gia khoảng 2.967 tỷ đồng. Dự án do Tập đoàn Sơn Hải làm chủ đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) hợp đồng BOT.
Dự án được khởi công vào tháng 9/2021 và dự kiến hoàn thành, đưa vào khai tháng vào tháng 9/2023. Tập đoàn Sơn Hải đã làm nên kỳ tích khi đưa vào khai thác từ ngày 19/5/2023, vượt tiến độ 3 tháng.
Những cam kết bảo hành cùng với tiến độ thi công nhanh chóng khiến cho dư luận và giới quan sát đặt ra câu hỏi: "Bệ đỡ" tài chính của Tập đoàn Sơn Hải vững vàng tới cỡ nào?!.
Những ngân hàng nào đang cho Tập đoàn Sơn Hải vay vốn?
Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải, tiền thân là Công ty TNHH Sơn Hải được thành lập năm 1998, trụ sở chính tại số 117 đường Hữu Nghị, phường Nam Lý, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn là xây dựng nhà ở các loại, công trình đường sắt, đường bộ, kinh doanh bất động sản, san lấp mặt bằng. Đây là một doanh nghiệp xây dựng có tiếng tại Việt Nam.
Tính đến tháng 5/2023, vốn điều lệ của Sơn Hải ghi nhận ở mức 2.366 tỷ. Trong đó, ông Nguyễn Viết Hải - Chủ tịch Hội đồng thành viên nắm 99,912%, còn ông Lê Thanh Hướng – Giám đốc nắm 0,088% vốn điều lệ.
Bên phía vốn vay, Tập đoàn Sơn Hải hiện đang có dự nợ gần 1.894 tỷ đồng tại các tổ chức tín dụng, tất cả đều là nợ nhóm 1 – Nhóm nợ tốt nhất.
Trong đó, BIDV - Chi nhánh Quảng Bình hiện cho tập đoàn này vay hơn 936 tỷ đồng, bao gồm hơn 569 tỷ đồng nợ ngắn hạn và gần 368 tỷ đồng nợ dài hạn; VietinBank – Chi nhánh Quảng Bình cho vay hơn 760 tỷ đồng, tất cả đều là nợ ngắn hạn.
Ngoài hai ngân hàng trên, Tập đoàn Sơn Hải cũng có dư nợ vay tại 3 công ty tài chính gồm: Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank (hơn 89 tỷ đồng), Công ty Tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (13,6 tỷ đồng) và Công ty Cho thuê Tài chính TNHH BIDV-SuMi TRUST (94,2 tỷ đồng).
Về tình hình kinh doanh, năm 2023 được coi là một năm thành công của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải. Theo đó, tập đoàn này liên tiếp trúng nhiều gói thầu lớn và đạt được mốc doanh thu lên tới gần 4.000 tỷ đồng
Trong buổi tổng kết cuối năm 2023, ông Nguyễn Viết Hải - Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải cũng cho biết doanh nghiệp không nợ thuế, nợ lương, nợ bảo hiểm và nợ quá hạn ngân hàng. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của người lao động của tập đoàn đã tăng hơn so với năm 2022, lên tới 24 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, người có thu nhập thấp nhất ở tập đoàn Sơn Hải là công nhân lái máy lu với số tiền là hơn 270 triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Viết Hải cũng tiết lộ rằng, bên cạnh khoản thu nhập được thanh toán đúng hạn, Tập đoàn Sơn Hải còn trích gần 60 tỷ đồng tiền thưởng cho cán bộ, nhân viên trong năm 2023.
Quy định Chế độ báo cáo thống kê Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Căn cứ Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 11/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động, Thương binh và Xã hội.
Thông tư này quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nhằm thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành tại Thông tư 01/2018/TT-LĐTBXH ngày 27/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội áp dụng đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 3. Nội dung báo cáo và biểu mẫu báo cáo
1. Biểu mẫu báo cáo được quy định chi tiết tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung báo cáo phải được điền đầy đủ vào các mẫu biểu báo cáo theo hướng dẫn quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Kỳ hạn báo cáo và ngày gửi báo cáo
1. Kỳ hạn báo cáo là 01 năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo chậm nhất là ngày 15 tháng 01 năm kế tiếp của năm báo cáo theo dấu bưu điện (trừ trường hợp mẫu biểu báo cáo yêu cầu khác).
3. Các Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra Bộ tổng hợp thông tin thống kê gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính và Trung tâm Thông tin chậm nhất là ngày 31 tháng 01 năm kế tiếp của năm báo cáo.
1. Báo cáo phải được lập thành văn bản và tệp dữ liệu điện tử định dạng bảng tính Excel.
2. Báo cáo bằng văn bản phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của Thủ trưởng đơn vị báo cáo.
3. Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin và các đơn vị liên quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thu thập, cập nhật, báo cáo và lưu trữ số liệu báo cáo thống kê định kỳ.
1. Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo; tổng hợp công bố thông tin thống kê định kỳ theo quy định.
2. Các đơn vị: Tổng cục, Cục, Vụ, Văn phòng quốc gia về Giảm nghèo, Thanh tra Bộ đôn đốc các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê về lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị; tổng hợp thông tin thống kê gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính và Trung tâm Thông tin để tổng hợp theo quy định (các mẫu biểu cung cấp thông tin của các đơn vị tương tự mẫu biểu của các địa phương và bổ sung thêm phân tổ theo 63 tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương).
3. Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan, trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện thu thập, tổng hợp, báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn.
1. Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2015/TT-BLĐTBXH ngày 15/3/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và có hiệu lực từ ngày 02/11/2019.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Qua Vụ Kế hoạch – Tài chính) để nghiên cứu, giải quyết./.
Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP
ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật
Căn cứ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP);
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật như sau:
Thông tư này quy định về xác định tỷ lệ lao động là người khuyết tật; hồ sơ, thủ tục và trình tự để công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng ưu đãi; xác định mức trợ cấp xã hội, chăm sóc hàng tháng; mức hỗ trợ người khuyết tật sống trong cơ sở bảo trợ xã hội; Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã; điều kiện, thẩm quyền đưa người khuyết tật đang nuôi dưỡng và chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội về sống tại gia đình.
Điều 2. Xác định tỷ lệ lao động là người khuyết tật
1. Tỷ lệ % lao động là người khuyết tật được sử dụng tại cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây được gọi tắt là CS SXKD) được tính bằng tổng số lao động là người khuyết tật bình quân trong năm chia cho tổng số lao động bình quân trong năm của cơ sở sản xuất, kinh doanh nhân với 100.
Tỷ lệ % lao động là người khuyết tật được sử dụng tại CS SXKD:
Ví dụ: Doanh nghiệp A có số lao động trên danh sách trả lương, trả công tháng 1 năm 2011 là 200 lao động (trong đó có 61 người khuyết tật); tháng 4 năm 2011 tuyển thêm 12 lao động (trong đó có 03 người khuyết tật); tháng 10 có 3 lao động nghỉ việc (trong đó có 01 người khuyết tật); tháng 12 có 3 lao động nghỉ việc.
Số lao động bình quân trong năm 2011 được xác định bằng:
= 200 lao động + 8 lao động = 208 lao động.
Số lao động là người khuyết tật bình quân trong năm 2011 được xác định bằng:
Như vậy, tỷ lệ % lao động là người khuyết tật được sử dụng tại doanh nghiệp A được tính bằng: (63 lao động : 208 lao động) x 100 = 30,28%.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
Điều 3. Hồ sơ, thủ tục và trình tự công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng ưu đãi
1. Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động của cơ sở;
c) Danh sách lao động là người khuyết tật và bản sao Giấy xác nhận khuyết tật của những người khuyết tật có trong danh sách;
d) Bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người khuyết tật đang làm việc.
2. Thủ tục và trình tự công nhận:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc có văn bản thông báo lý do không đủ điều kiện để công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.
3. Gia hạn Quyết định công nhận:
a) Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật có thời hạn là 24 (hai mươi bốn) tháng.
b) Trong thời gian 01 (một) tháng trước khi hết thời hạn của Quyết định công nhận, Cơ sở sản xuất, kinh doanh gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) 01 bộ hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để đề nghị gia hạn Quyết định công nhận. Hồ sơ gồm:
- Quyết định công nhận đã được cấp (bản copy);
- Công văn đề nghị gia hạn, trong đó nêu rõ tổng số lao động hiện có của Cơ sở, số lượng lao động là người khuyết tật; kèm theo Danh sách lao động là người khuyết tật, có ghi chú rõ về những trường hợp là người khuyết tật mới vào làm việc tại Cơ sở kể từ sau khi Cơ sở được cấp Quyết định công nhận (nếu có);
- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật và Bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người khuyết tật mới vào làm việc tại Cơ sở kể từ sau khi Cơ sở được cấp Quyết định công nhận (nếu có).
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và quyết định gia hạn cho Cơ sở, thời gian gia hạn là 24 (hai mươi bốn) tháng; hoặc có văn bản thông báo lý do không đủ điều kiện để gia hạn.
Điều 4. Xác định trợ cấp xã hội hàng tháng cho người khuyết tật sống tại gia đình, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương áp dụng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật theo quy định hiện hành.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, 25 tuổi bị khuyết tật đặc biệt nặng, cư trú tại tỉnh B có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của ông A là 2,0 (hệ số đối với người khuyết tật đặc biệt nặng). Mức trợ cấp hàng tháng của ông A là:
180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B, 81 tuổi bị khuyết tật đặc biệt nặng, cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của ông B là 2,5 (hệ số đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi). Mức trợ cấp hàng tháng của ông B là:
180.000 đồng x 2,5 = 450.000 đồng
Ví dụ 3: Cháu Nguyễn Văn D, 4 tuổi bị khuyết tật đặc biệt nặng cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của cháu D là 2,5 (hệ số đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em). Mức trợ cấp hàng tháng của cháu D là:
180.000 đồng x 2,5 = 450.000 đồng
Ví dụ 4: Ông Nguyễn B, 35 tuổi bị khuyết tật nặng, cư trú tại tỉnh H có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của ông B là 1,5 (hệ số đối với người khuyết tật nặng). Mức trợ cấp hàng tháng của ông B là: 180.000 đồng x 1,5 = 270.000 đồng
Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn Y, 80 tuổi bị khuyết tật nặng, cư trú tại tỉnh Y có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của ông Y là 2,0 (hệ số đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi). Mức trợ cấp hàng tháng của ông Y là:
180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng
Ví dụ 6: Cháu Nguyễn Văn Đ, 5 tuổi bị khuyết tật nặng cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của cháu Đ là 2,0 (đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em). Mức trợ cấp hàng tháng của cháu Đ là: 180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng.
2. Đối với các địa phương áp dụng mức chuẩn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng được xác định như sau:
Mức chuẩn của tỉnh, thành phố TW
Hệ số tương ứng quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP
Ví dụ 1: Mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng của tỉnh Y là 200.000 đồng/người/tháng. Ông Trần Văn Ân, 66 tuổi, bị khuyết tật đặc biệt nặng, cư trú tại tỉnh Y. Ông Trần Văn Ân được hưởng hệ số trợ cấp xã hội cao nhất là 2,5 (hệ số đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi). Mức trợ cấp hàng tháng của ông Trần Văn Ân là: 200.000 đồng x 2,5 = 500.000 đồng.
Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thanh An, 20 tuổi, bản thân bà An là người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định 28/2012/NĐ-CP; nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 200.000 đồng. Bà An được hưởng trợ cấp cho người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng hệ số 1,5. Mức trợ cấp hàng tháng của bà An là:
200.000 đồng x 1,5 = 300.000 đồng
3. Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A, 22 tuổi bị khuyết tật đặc biệt nặng đang mang thai, cư trú tại tỉnh B có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng; cách tính như sau:
- Trợ cấp đối với người khuyết tật đặc biệt nặng
180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng
- Trợ cấp đối với khuyết tật đặc biệt nặng đang mang thai hoặc nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi: 180.000 đồng x 1,5 = 270.000 đồng
Tống các khoản trợ cấp bà A được hưởng hàng tháng như sau:
360.000 đ + 270.000 đ = 630.000 đồng
Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị B, 30 tuổi, bản thân bà B là người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi, cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Bà B được hưởng 2 chế độ như sau:
- Trợ cấp đối với người khuyết tật nặng:
180.000 đồng x 1,5 = 270.000 đồng
- Trợ cấp đối với người khuyết tật đặc biệt nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng
Tổng các khoản trợ cấp chị B được hưởng hàng tháng như sau:
270.000 đồng + 360.000 đồng = 630.000 đồng
Điều 5. Hỗ trợ mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày đối với người khuyết tật đặc biệt nặng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được cấp:
a) Chăn, màn sử dụng định kỳ 5 năm/lần;
b) Hàng năm, mỗi người được cấp hai chiếc chiếu, hai bộ quần mùa hè, một bộ quần áo mùa đông, hai bộ quần áo lót, hai khăn mặt, hai đôi dép nhựa, hai bàn chải đánh răng. Hàng quý, mỗi người được cấp một tuýp thuốc đánh răng và một kg (kilôgam) xà phòng.
c) Băng vệ sinh phụ nữ: 2 gói/người/tháng.
d) Thuốc chữa bệnh thông thường khi bị ốm.
e) Dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng: Tuỳ thuộc dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, người khuyết tật được cấp:
2. Căn cứ vào định mức hiện vật hỗ trợ tư trang, vật dụng phục vụ thường ngày, chi phí sửa chữa dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng, cơ sở bảo trợ xã hội lập dự toán hàng năm trên cơ sở giá cả thực tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã
1. Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành lập. Thành phần Hội đồng bao gồm:
a) Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân) là Chủ tịch Hội đồng;
b) Công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức của người khuyết tật (nếu có).
2. Hoạt động của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã:
a) Khi có đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hoặc điều chỉnh mức hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật, Chủ tịch Hội đồng triệu tập các thành viên họp để tiến hành các quy trình, thủ tục xét duyệt trợ cấp xã hội đối với đối tượng;
b) Cuộc họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng chủ trì và chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng tham dự. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng không tham dự được phải có trách nhiệm ủy quyền người thay thế;
c) Kết luận của Hội đồng được thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng, ý kiến thiểu số được bảo lưu trong Biên bản họp của Hội đồng. Kết luận của Hội đồng được thể hiện bằng văn bản do Chủ tịch Hội đồng ký;
d) Thời gian hoạt động của Hội đồng theo nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 7. Điều kiện, thẩm quyền đưa người khuyết tật đặc biệt nặng đang nuôi dưỡng và chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội về sống tại gia đình
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được đưa về sống tại gia đình khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
a) Người khuyết tật tự nguyện đề nghị được sống ở cộng đồng;
b) Có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
2. Thẩm quyền quyết định đưa người khuyết tật ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý theo dõi thực hiện chế độ, báo cáo đối tượng người khuyết tật theo quy định hiện hành đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu sau:
a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật (mẫu số 01);
b) Tờ khai thông tin của hộ gia đình có người khuyết tật (mẫu số 02);
c) Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật (mẫu số 03);
d) Đơn nhận nuôi dưỡng chăm sóc người khuyết tật (mẫu số 04);
đ) Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật (mẫu số 05).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 12 năm 2012
2. Những quy định có liên quan đến người khuyết tật và người tâm thần tại Thông tư số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2010 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hết hiệu lực khi Thông tư này có hiệu lực.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để xem xét, hướng dẫn./.
Ông Nguyễn Văn Hậu (tên thường gọi 'Hậu Pháo') bị bắt vì có các hành vi giả mạo, khai man, để ngoài sổ sách kế toán doanh thu, tài sản liên quan... gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
Ngày 26/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án 'Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng' xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan; khởi tố, bắt tạm giam đối với 6 bị can.
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Hậu (tên thường gọi 'Hậu Pháo') - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn.
Kết quả điều tra ban đầu xác định Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn và các bị can đã có các hành vi giả mạo, khai man, để ngoài sổ sách kế toán doanh thu, tài sản liên quan... gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Công ty Cổ phần tập đoàn Phúc Sơn.
Ông Nguyễn Văn Hậu, tức 'Hậu Pháo', sinh năm 1981, trú ở phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Quê gốc của Hậu ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 06/01/2004, Hậu thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, tiền thân là Công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Phúc Sơn. Lĩnh vực chính của công ty là kinh doanh bất động sản, ngoài ra còn có thể mảng xây lắp và thương mại.
Những dự án đầu tay của Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn có thể kể đến như: Dự án Khu trung tâm thương mại và nhà ở Phúc Sơn (Vĩnh Tường) với quy mô 130 ha; Dự án Khu nhà ở cho người có thu nhập thấp 15 tầng (Vĩnh Yên); Khu đô thị hai bên đường Phù Đổng (Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) với quy mô 149ha.
Ngoài ra, công ty còn là chủ đầu tư Dự án Khu trung tâm đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn cũng từng gây sự chú ý bằng việc công bố dự án 'siêu nghĩa trang' tại tỉnh Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư 70 triệu USD. Tuy nhiên, dự án này đã bị dừng vì nhiều lý do.
Ngoài bất động sản, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn còn tham gia một số dự án lớn dưới cương vị nhà thầu xây dựng. Trong đó, dự án lớn nhất mà tập đoàn này từng thi công là dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) với tổng vốn đầu tư hơn 999 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, tính đến 2019, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Theo số liệu mà VietnamFinance có được, năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của công ty lần lượt đạt 516,4 tỷ đồng và 468,3 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận thuần lần lượt ở mức 3,7 tỷ đồng và 37,58 tỷ đồng.
Năm 2019, doanh thu thuần của Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn chỉ đạt 84,7 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận thuần chỉ ở mức 80 triệu đồng, trong khi năm 2018 lãi thuần 214 triệu đồng.
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn đạt 7.822 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với thời điểm cuối năm 2016. Trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ từ 1.504,6 tỷ đồng lên đạt 2.001,7 tỷ đồng.
3 dự án BT nghìn tỷ 'vỡ' tiến độ
Được biết, trong các dự án của Tập đoàn Phúc Sơn đầu tư có 3 dự án BT tại sân bay Nha Trang. Tuy nhiên, cả 3 dự án của Tập đoàn Phúc Sơn đều không hoàn thành để đưa vào khai thác vào cuối năm 2017 như đã cam kết với địa phương.
Nguồn vốn để thanh toán cho các dự án BT là các quỹ đất thuộc Khu trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang tại khu vực sân bay Nha Trang cũ.
Tính đến tháng 8/2022, tổng tiến độ của 3 dự án BT của Tập đoàn Phúc Sơn đạt khoảng 38%, tổng chi phí đầu tư là 1.284 tỷ đồng. Trong đó, dự án các tuyến đường, các nút giao kết nối sân bay Nha Trang đã đầu tư 388 tỷ đồng; dự án đường vành đai kết nối nút giao Ngọc Hội đầu tư 268 tỷ đồng và dự án nút giao thông Ngọc Hội đạt 626 tỷ đồng.
Ngoài ra, chi phí đã thực hiện đầu tư xây dựng dự án Khu trung tâm đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang (quỹ đất được thanh toán cho các dự án BT) là 1.575 tỷ đồng.
Mặc dù các dự án BT chưa hoàn thành và bàn giao nhưng phần lớn đất tại sân bay Nha Trang cũ đã bị Tập đoàn Phúc Sơn công khai phân lô, bán nền từ lâu.
Đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn đã nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền 376 tỷ đồng. Số tiền này, Tập đoàn Phúc Sơn xác định là giá trị chênh lệch giữa giá trị quỹ đất thanh toán cho các dự án BT và giá trị dự án BT (là tổng giá trị hợp đồng cả dự án BT).
Việc chậm tiến độ các dự án BT của Tập đoàn Phúc Sơn gây bức xúc dư luận, đặc biệt tại nút giao Ngọc Hội thường xuyên ùn tắc giao thông cục bộ.
Thanh tra Chính phủ từng chỉ ra việc giao 'đất vàng' sân bay Nha Trang vi phạm quy định của Luật Đất đai.
Truy thu gần 12.000 tỷ đồng từ Tập đoàn Phúc Sơn
Trước đó, vào tháng 8/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản yêu cầu Tập đoàn Phúc Sơn khẩn trương nộp gần 12.000 tỷ đồng thực hiện nghĩa vụ tài chính tại dự án Khu trung tâm đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang.
Số tiền này được dựa trên số liệu kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại thông báo số 680 năm 2019 và văn bản mới đây của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, việc thu hồi gần 12.000 tỷ đồng nghĩa vụ tài chính của Tập đoàn Phúc Sơn nằm trong số các hạn chế, chậm khắc phục các sai phạm, nhất là thu hồi tài sản thất thoát theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Ông Hoàng cho biết UBND tỉnh đã báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy để báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tỉnh Khánh Hòa cũng báo cáo cho tổ công tác của Thanh tra Chính phủ tổng hợp, báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, Tập đoàn Phúc Sơn khẳng định, đối với số tiền phải nộp gần 12.000 tỷ đồng theo yêu cầu, nhà đầu tư nhận thấy chưa có đầy đủ căn cứ pháp lý để tính toán, xác định, đảm bảo theo nguyên tắc ngang bằng giá trong việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án theo hình thức BT (việc phê duyệt giá đất tại khu vực sân bay Nha Trang và thủ tục thanh, quyết toán các dự án BT chưa được thực hiện).
Đồng thời, Tập đoàn Phúc Sơn cam kết sẽ thực hiện việc nộp đúng, nộp đủ sau khi giá đất khu sân bay Nha Trang, giá trị nộp ngân sách của nhà đầu tư được tính toán, xác định trên cơ sở tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tính chất, quy mô vụ án rất lớn
Ngày 26/02, ông Nguyễn Văn Hậu (Hậu "Pháo"), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn) cùng 3 cán bộ Tập đoàn Phúc Sơn bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Chiều 02/3, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 02/2024, do Văn phòng Chính phủ tổ chức, Trung tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn Bộ Công an cung cấp thông tin về kết quả điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan.
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, dư luận và báo chí đã đề cập đến công ty này từ vài năm nay nhưng đến tháng 02/2024, cơ quan chức năng mới có thể làm rõ.
Theo người phát ngôn Bộ Công an, Tập đoàn Phúc Sơn hoạt động từ năm 2004, chủ yếu xây lắp ở huyện. Công ty này bắt đầu vươn mình từ năm 2015 với nhiều công trình từ Bắc tới Nam, đến nay đã có 21 dự án với với tổng mức đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng, trong đó có Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Nha Trang - Khánh Hòa. Đây là 1 doanh nghiệp nhỏ cấp huyện, có phó tổng giám đốc tập đoàn mới học xong chương trình lớp 4.
Ông Lê Đức Vinh (phải) và ông Nguyễn Chiến Thắng, 2 cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Chinhphu.vn
Tại Khánh Hòa, tập đoàn này cũng vướng nhiều lùm xùm liên quan dự án Khu trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang trên khu đất 62,9ha. Từ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu doanh nghiệp này phải nộp hơn 11.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay Tập đoàn Phúc Sơn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, các dự án vẫn dở dang, bộn bề.
Ngày 27/3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Viết Chữ, nguyên Phó Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quãng Ngãi và ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc cùng về tội "Nhận hối lộ".
Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 17 bị can, trong đó có 1 bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh; 2 chủ tịch UBND tỉnh; 1 nguyên chủ tịch UBND tỉnh; cùng một loạt lãnh đạo Tập đoàn Phúc Sơn và các đối tượng liên quan...
Tất cả cho thấy tính chất, quy mô vụ án là rất lớn.
Phúc Sơn có quá nhiều sai phạm?
Trong các dự án của Tập đoàn Phúc Sơn đầu tư ở TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), có 3 dự án BT (xây dựng, chuyển giao) tại Sân bay Nha Trang. Ba dự án này nhiều năm liền chậm tiến độ, gây bức xúc dư luận, bị Thanh tra Chính phủ kết luận có nhiều sai phạm.
Ba dự án do Tập đoàn Phúc Sơn làm nhà đầu tư gồm: Dự án các tuyến đường, các nút giao thông kết nối khu sân bay Nha Trang; Dự án nút giao thông Ngọc Hội; Dự án đường vành đai kết nối nút giao thông Ngọc Hội. Tại 3 dự án này, Khánh Hòa đã giao đất thanh toán để hoàn vốn cho Phúc Sơn. Trong đó, dự án các tuyến đường, các nút giao thông kết nối với khu Sân bay Nha Trang: tổng mức vốn dự kiến đầu tư 725,3 tỷ đồng, đất thanh toán hoàn vốn đã giao 4,07ha với giá trị đất tạm tính hơn 741,6 tỷ đồng; Dự án BT nút giao thông Ngọc Hội: dự kiến tổng vốn đầu tư 1.378,9 tỷ đồng, đất hoàn vốn đã giao 5,37ha, tổng giá trị đất tạm tính 1.358,4 tỷ đồng; Dự án BT đường vành đai kết nối nút giao thông Ngọc Hội: tổng vốn dự kiến đầu tư 1.180,1 tỷ đồng, đất thanh toán đã giao 9,68ha với tổng giá trị đất tạm tính 1.099,25 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ kết luận, 3 dự án BT tỉnh Khánh Hòa giao cho Tập đoàn Phúc Sơn làm nhà đầu tư mắc rất nhiều sai phạm. Đó là không thực hiện đúng các cam kết mà tỉnh đã trình để được Thủ tướng "đồng ý về nguyên tắc cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt". Tổng mức đầu tư các dự án BT mà UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt giao cho Phúc Sơn thực hiện đã tăng hơn 484 tỷ đồng so với tờ trình của tỉnh và văn bản được Thủ tướng chấp thuận (tháng 7/2016). Trong khi đó, thời gian thực hiện các dự án BT của Phúc Sơn lại tăng lên thêm 30 tháng.
Các dự án BT đó không hoàn thành đưa vào sử dụng đúng hợp đồng vào cuối năm 2017. Mặc dù đã được tỉnh gia hạn đến tháng 6/2021, nhưng đến thời điểm thanh tra, Phúc Sơn chỉ thi công đạt 27% khối lượng xây lắp (tổng giá trị đầu tư chỉ tương đương 558 tỷ đồng xây lắp và 394,4 tỷ đồng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng).
Việc lập, thẩm định, phê duyệt về dự án, ký kết hợp đồng các dự án BT với Phúc Sơn lại có các sai sót về định mức, đơn giá, biện pháp thi công... làm tăng tổng mức đầu tư lên gần 500 tỷ đồng.
Hơn 62ha đất trong khu Sân bay Nha Trang đã giao cho Tập đoàn Phúc Sơn có nhiều sai phạm Ảnh: Chinhphu.vn
Thanh tra Chính phủ cũng kết luận, những sai phạm về việc UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận quỹ đất Sân bay Nha Trang từ Bộ Quốc phòng và đồng thời bàn giao luôn cho Công ty Phúc Sơn (12/2015) khi chưa có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất là không đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Từ tháng 10/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành các quyết định, giao toàn bộ hơn 62,3ha đất Sân bay Nha Trang cho Tập đoàn Phúc Sơn thuê đất để thực hiện dự án Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang mà không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là vi phạm Luật đầu tư.
Riêng việc UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt quy hoạch chi tiết (1/500) dự án Khu trung tâm và điều chỉnh cục bộ dự án Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang theo đề nghị của Phúc Sơn đã vi phạm quy hoạch chung TP.Nha Trang theo quyết định của Thủ tướng đã phê duyệt và vi phạm quy hoạch phân khu (1/2000) do chính UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt trước đó.
Theo Kết luận Thanh tra, trong hơn 10 năm qua, Tập đoàn Phúc Sơn và các công ty thành viên thuộc doanh nghiệp này đã được giao nhiều dự án, đất đai, hợp đồng xây dựng các công trình, khai thác tài nguyên khoáng sản, các dự án khu đô thị và dự án BT "đổi đất" hoàn vốn tại Sân bay Nha Trang cũ. Trong đó, các dự án BT giao thầu cho Phúc Sơn làm nhà đầu tư đã giao đất hoàn vốn tại Sân bay Nha Trang và Phúc Sơn đã phân lô bán nền từ năm 2017, nhưng đến nay đều chưa hoàn thành theo đúng hợp đồng đã ký kết và nhiều lần gia hạn.
Dự án khu đô thị Phúc Khánh 2 cũng được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Phúc Sơn vào năm 2014. Chủ đầu tư sau đó xin điều chỉnh tiến độ dự án giai đoạn 1 hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư vào năm 2023; giai đoạn 2 hoàn thành đầu tư toàn bộ các công trình trên đất vào cuối năm 2026. Tiến độ đề ra là như vậy, nhưng đến nay dự án chỉ mới thi công được một số hạng mục nhỏ như cống thoát nước, đoạn đường ngắn...
Hai dự án gây nhiều khiếu nại, tố cáo do nhiều cư dân bị ảnh hưởng, thu hồi đất giao cho Phúc Sơn thực hiện các dự án kinh doanh các khu đô thị Phúc Khánh 1, Phúc Khánh 2 đến nay cũng thành "dự án treo".
Theo Trung tướng Tô Ân Xô để dẫn đến vi phạm trên có thể thấy trách nhiệm của cơ quan quản lý là không kiểm soát hoạt động kê khai tài chính, mặc dù doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, thuế mà vẫn hoạt động, không nắm được năng lực thực tế của doanh nghiệp khi nhận dự án.
Khánh Hòa có 2 cựu chủ tịch UBND tỉnh phải vào tù
Chiều 31/01/2024, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên án đối với 9 bị cáo đều là cựu lãnh đạo tỉnh và TP.Nha Trang về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại dự án Mường Thanh Viễn Triều (khu vực Bãi Dương, đường Phạm Văn Đồng, TP.Nha Trang). Tòa đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Chiến Thắng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2016) 5 năm tù và nhiều cựu lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa với nhiều mức án khác nhau.
Trước đó, ông Thắng và các cán bộ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã bị TAND tỉnh Khánh Hòa phạt tù trong 3 vụ án khác. Tổng hợp cả 4 bản án này, ông Thắng bị phạt 22 năm 6 tháng tù.
Ngoài ông Nguyễn Chiến Thắng, ông Lê Đức Vinh (cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2021) cũng phải nhận mức án mức án 3 năm 6 tháng tù trong vụ án xảy ra tại dự án Nha Trang Golden Gate (số 28E Trần Phú, TP.Nha Trang). Trước đó, ông Vinh cũng nhận án tù trong 2 vụ án khác. Tổng hình phạt ông Vinh phải nhận là 13 năm 6 tháng tù.
Tháng 8/2019, tại kỳ họp 38, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã kết luận về những dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa. Theo đó, ông Lê Thanh Quang (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa 2 nhiệm kỳ từ 2010 - 2015 và 2015 - 2020) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa trong việc vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo... để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác quản lý, sử dụng đất và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng, đấu thầu, đầu tư, quy hoạch kiến trúc, xây dựng, tài chính, thuế... gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát rất lớn tài sản và ngân sách Nhà nước.
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG Nắm bắt những tiềm năng trong tương lai và không ngừng nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng các công nghệ, giải pháp mới giúp người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn Quốc tế với giá thành hợp lý cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. ĐỐI VỚI CÁN BỘ NHÂN VIÊN Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và sáng tạo. Là ngôi nhà chung gắn kết các thành viên, đem đến sự hài hòa giữa lợi ích của Tập đoàn và CBCNV. ĐỐI VỚI XÃ HỘI Luôn tích cực, chủ động và có trách nhiệm tham gia các hoạt động đóng góp cho lợi ích chung của cộng đồng và xã hội.