Các bước chọn nghề phù hợp bản thân
Bước 4: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Bước 4: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Bạn đã lựa chọn được nghề nghiệp của mình.Bây giờ bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt tới trong nghề nghiệp đó và bắt đầu một kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó .bạn muốn trở thành một tiến sĩ hay một doanh nhân thành đạt? Bạn thích thu nhập cao, thăng tiến hay cơ hội phát triển nghề nghiệp, cả hai, hay còn điều gì khác nữa? Hãy xem xét kỹ mình mong muốn điều gì ở tương lai.
Bước 6: Xác định năng lực học tập
Bước 6: Xác định năng lực học tập
- Dựa vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học.
- Qua nhận xét của thầy/cô, người thân, bạn bè đánh giá.
Ngoài ra bạn có thể tự ước lượng và đánh giá năng lực bản thân, từ đó chọn ngành học, trường thi cho phù hợp với năng lực của mình.
Bước 7: Tìm hiểu thông tin, phương thức học tập và tham gia kỳ thi phù hợp
Tìm hiểu các thông về kỳ thi tuyển sinh đại học, cách thức ra đề thi, cấu trúc đề thi, phương pháp học và làm bài thi hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm khi đi thi, dinh dưỡng cho kỳ thi... để đạt hiệu quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới.
Hãy tìm hiểu TOP 6 NGÀNH NGHỀ KIẾM RA TIỀN NHIỀU NHẤT dưới đây và phân tích xem bạn có phù hợp không nhé!
Marketing là một trong những bộ phận quan trọng của công ty. Đây là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường. Bộ phận marketing sẽ giúp công ty hình thành và quảng bá hình ảnh, thúc đẩy sản phẩm.
Hay có thể nói, marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao, các doanh nghiệp đang đầu tư rất nhiều vào các hoạt động marketing. Và dĩ nhiên, họ sẽ “chịu chi” lương cao chiêu mộ các bạn làm marketing giỏi về công ty của mình. Doanh nghiệp có thành công hay không đều dựa vào khả năng marketing của họ.
Ở kỷ nguyên công nghệ 4.0, khi mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều áp dụng khoa học, công nghệ thì nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ thông tin rất lớn. Lập trình viên luôn là ngành “hot” và luôn được xếp vào ngành nghề kiếm được nhiều tiền nhất ở Việt Nam.
Theo dự đoán của các chuyên gia, năm 2020 – 2021 thị trường Việt Nam sẽ cần 500.000 nhân viên lập trình, trong khi đó hiện nay chỉ có khoảng 200.000 nhân viên lập trình có trình độ đáp ứng nhu cầu công việc này. Bởi vì, nhu cầu xã hội cần rất nhiều nhưng số nhân viên lại ít. Đó là lý do khiến cho lập trình viên đang là nghề đem lại thu nhập “khổng lồ” hiện nay.
Bước 5: Tìm hiểu tiêu chí khi chọn ngành nghề
Bước 5: Tìm hiểu tiêu chí khi chọn ngành nghề
- Nguồn cung cầu thị trường lao động.
- Kỹ năng yêu cầu của ngành nghề.
- Định hướng hướng phát triển khi đi theo ngành.
- Cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên.
Các thông tin này bạn có thể tìm kiếm trên các website, page tuyển sinh của các trường, người đi trước hoặc tham gia các hội thảo tư vấn hướng nghiệp của các trường hoặc những người làm trong nghề...
Quản lý nhân sự – nghề hái ra tiền ở Việt Nam
Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Từ thực tế ta có thể thấy được rằng, dù có thay đổi sâu sắc thế nào thì con người vẫn luôn là trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Hơn thế nữa, việc mà thu hút và giữ chân những nhân viên có đủ tiêu chuẩn nhất và sắp xếp họ vào công việc thích hợp là điều hết sức quan trọng. Quản lý nhân sự chính là sự khai thác và sử dụng nguồn lực của một tổ chức hay doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả.
Tuy nhiên, quản lý nhân sự không phải là một công việc dễ dàng khi nó yêu cầu sự hài hòa giữa lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, sự hiệu quả và chiến lược trong tuyển dụng giúp thu hút được nhân tài về công ty hay sự khéo léo trong việc xây dựng tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp.
Lĩnh vực ngân hàng luôn được nhiều người quan tâm bởi có nhiều vị trí việc làm cũng như có mức thu nhập hấp dẫn. Lương thưởng trong ngành ngân hàng luôn được đánh giá nằm ở mức cao. Bởi vậy, nhân viên ngân hàng luôn được coi là những ngành nghề đem lại nguồn thu nhập khủng hiện nay.
Theo thống kê hơn 30 ngân hàng đầu năm 2020, mức thu nhập của nhân viên ngân hàng giao động khoảng 25 triệu đồng/tháng. Tùy vào từng ngân hàng mà mức thu nhập của nhân viên cũng có sự chênh lệnh khác nhau.
Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) công bố tài chính quý I/2021, thu nhập bình quân tháng của cán bộ nhân viên lên tới 36,41 triệu đồng/người. Một ngân hàng khác cũng có truyền thống chi trả lương thưởng cao trong ngành ngân hàng là VIB. Trong quý I năm nay, mức thu nhập bình quân là 33,9 triệu đồng.
Mỹ là nước có lượng Việt Kiều và kiều hối lớn nhất về Việt Nam nhưng tính trung bình mỗi người Việt tại Đức lại gửi nhiều tiền về Việt Nam hàng năm nhất. Nhật Bản tuy có lượng người Việt đang sinh sống lớn thứ 2 nhưng lượng kiều hối trung bình lại xếp gần cuối bảng, chỉ hơn Trung Quốc.
Mới đây trang báo điện tử VnExpress đã có bài thống kê về lượng kiều hối hàng năm về Việt Nam với nhiều thông tin bất ngờ. Qua đó, lượng kiều hối tăng trưởng đều đặn hàng năm và hiện tại mỗi năm đồng bào ở nước ngoài gửi về Việt Nam hơn 18 tỷ đô la, theo các số liệu tính toán được. Số lượng thực tế có thể cao hơn rất nhiều. Con số này chiếm tới 5% GDP của Việt Nam.
Qua đó, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới cùng với các nước là Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines, SAudi Arabia, Pakistan, Pháp, Bangladesh, Đức.
Lượng kiều hối của Việt Nam đổ về từ Việt Kiều ở khắp nơi trên thế giới, thế nhưng có những đất nước là thị trường xuất khẩu lao động chính của Việt Nam hoá ra lại không mang về nhiều kiều hối như chúng ta nghĩ.
Xếp về số lượng người Việt thì Mỹ chiếm nhiều nhất với hơn 1,4 triệu người. Điều này là dễ hiểu bởi lượng lớn người Việt di cư sau năm 1975 đã định cư tại Mỹ. Mỹ cũng là quốc gia mà lượng kiều hối về Việt Nam lớn nhất chiếm gần 50% tổng lượng kiều hối. Xếp sau về số lượng người Việt đang sinh sống là Nhật bản, Trung Quốc, Úc, Canada, Hàn Quốc.
Nếu chia trung bình lượng kiều hối trên mỗi người Việt theo từng nước thì Đức là quốc gia đứng đầu với trung bình mỗi Việt Kiều Đức gửi về Việt Nam khoảng gần 6000$ (khoảng 150 triệu đồng/năm).
Trong đó đáng chú ý là Nhật Bản, Trung Quốc là 2 thị trường xuất khẩu lao động chính của Việt Nam trong nhiều năm qua nhưng lượng kiều hối tương đối khiêm tốn và giá trị trung bình mỗi người gửi về hàng năm chưa tới 600$ tức là chưa bằng 1/10 một người từ Đức gửi về. Điều này có thể lý giải như sau.
Ở 3 nước có giá trị trung bình kiều hối lớn nhất là Đức, Canada, Mỹ thì đa phần người Việt đang sinh sống là những kiều bào định cư lâu dài. Họ đã an cư, lạc nghiệp nên có mức thu nhập cao tương ứng với mức thu nhập đầu người của nước sở tại. Hoặc như nước Đức gần đây có du học nghề nhưng đây là du học có đào tạo nghề nên khi ra trường được ở lại định cư với mức lương tương đối cao.
Trái lại người Việt ở Nhật tương đối phong phú nhưng đa phần là lao động phổ thông ngắn hạn 3-5 năm hoặc du học sinh. Với lao động phổ thông Việt Nam thì mức thu nhập không thể như người bản địa còn với du học sinh thì đa phần thu nhập từ đi làm thêm vốn dĩ cũng phải chi trả phần lớn cho chi phí sinh hoạt đắt đỏ.
Bên cạnh đó, mỗi người Việt từ Hàn Quốc lại gửi về gần 3400$ hằng năm, mức tương đối khá và xếp thứ 7. Ngoài ra Malaysia cũng là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống của Việt Nam nhưng mức kiều hối trung bình khá thấp, mỗi năm chỉ khoảng gần 1300$. Thậm chí mức này chỉ bằng 1 nửa GDP/đầu người của Việt Nam. Vì thế nên thị trường Malaysia đang ngày càng kém hấp dẫn.
Một điểm bất ngờ là người Việt ở Campuchia gửi về tới hơn 3400$ hàng năm xếp thứ 6 , cao hơn cả từ Hàn Quốc. Điều này có thể lý giải bởi người Việt ở Campuchia đa phần là định cư lâu dài và họ có cuộc sống và mức thu nhập cao hơn hẳn người bản địa. Nhiều người sang đầu tư và phát triển kinh doanh nên có mức thu nhập cao.
Bản quyền bài viết thuộc Du học Đức BLA. Tham khảo số liệu từ báo điện tử VnExpress: https://vnexpress.net/kieu-hoi-ve-viet-nam-nhieu-co-nao-4421073.html
Trong lĩnh vực y tế, bác sĩ giải phẫu thần kinh, giải phẫu chỉnh hình hay tim mạch đều là những công việc có mức thu nhập “khủng”. Bác sĩ các chuyên ngành này có thể đạt đến mức thu nhập trung bình từ 466.500-668.200 USD (11-16 tỷ đồng). Bên cạnh đó, nghề bác sĩ tâm lý cũng có mức lương khá cao, vào khoảng 250.165 USD (6 tỷ đồng).
Tuy nhiên, để đánh đổi lại với việc có được mức lương “trong mơ” này, các y bác sĩ phải có quá trình học tập và đào tạo lâu dài cực kỳ khắt khe, nghiêm ngặt.
Ví dụ, muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật phải học chuyên ngành giải phẫu, và điều trước tiên là bạn cần trúng tuyển vào ngành Y đa khoa. Các sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa sau khi kết thúc 6 năm học tại các trường đào tạo.
Tuy nhiên, lúc này bạn vẫn chưa có đủ kỹ năng thực hành và chưa đủ điều kiện để hành nghề. Bạn còn phải trải qua thời gian 18 tháng tối thiểu để được đào tạo thêm về thực hành, sau đó bạn sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề.
Tiếp sau đó, bạn cần thi nội trú tại các bệnh viện hoặc thi cao học chuyên khoa và lựa chọn học phân ngành bác sĩ phẫu thuật. Thời gian được đào tạo để trở thành một bác sĩ chuyên khoa là 2 năm.
Ngoài kiến thức chuyên môn, các cử nhân còn cần trang bị cho mình vốn tiếng Anh chuyên ngành Y để dễ dàng học hỏi, mở mang, tiếp cận các phương pháp về lĩnh vực của mình.
Tại Việt Nam, các các sĩ thực sự có chuyên môn cao và tay nghề giỏi vẫn còn thiếu rất nhiều và được phân bổ chưa đồng đều. Theo một thống kê năm 2023, số nhân lực y tế thiếu hụt là khoảng 23.800 người, trong đó bác sĩ y học dự phòng thiếu 8.075 người, cử nhân y tế công cộng thiếu 3.993 người. Các bác sĩ giỏi thường tập trung hết tại các thành phố lớn, còn ở những vùng cao và xa hơn thì càng xảy ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Để trở thành một bác sĩ giỏi, thực sự cần rất nhiều sự nỗ lực, đam mê, công sức và tiền của. Vậy nên nếu định hướng theo ngành này, bạn hãy trang bị cho mình thật nhiều các kỹ năng và kiến thức.
Đứng top 2 công việc có thu nhập tốt nhất là phi công với mức lương trung bình là 186.501 USD (4,5 tỷ). Tuy nhiên công việc phi công nói riêng và ngành hàng không nói chung tại Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng.
Phi công là người chuyên thực hiện các công việc điều khiển, lái, vận hành máy bay hoặc các thiết bị có liên quan đến lực động cơ đẩy. Đây là công việc đòi hỏi cao về các kiến thức chuyên môn, kỹ năng về điều khiển vận hành máy bay cực cao. Chính vì vậy để trở thành một phi công phải là điều dễ dàng gì, bởi trong thực tế cái gì cũng có cái giá của nó.
Theo một nghiên cứu, đây là một trong những nghề mang tính rủi ro cao nhất. Tuy nhiên, nghề phi công vẫn luôn giữ được sức hút đến ngày nay và luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo giới trẻ bây giờ.
Do bất cập về mức lương cùng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng hàng không, nhiều hãng hàng không Việt Nam phải liên tục thuê các phi công nước ngoài để phục vụ các chuyến bay của mình.
Thông tin này được tổng hợp từ các nguồn Salary.com, Talent.com và US News & World Report.