Ngày 1.7.2024, Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã có thông báo số 4767/TB-BHXH "Về mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kể từ ngày 1.7.2024".
Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là bắt buộc
Luật sư Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết theo quy định của luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 thì bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng được quy định của luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi sẽ thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng. Học sinh, sinh viên thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng (mức hỗ trợ tối thiểu là 30% hoặc cao hơn tùy vào ngân sách của một số địa phương có hỗ trợ thêm).
Luật sư Phát cho hay: “Học sinh, sinh viên là nhóm bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế, nhưng được nhà nước hỗ trợ mức đóng. Hiện nay, vì quy định theo nhóm đối tượng mua, hỗ trợ, không hỗ trợ... nên học sinh phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc theo trường. Ngoại trừ học sinh thuộc nhóm gia đình hộ nghèo, dân tộc thiểu số thì không cần phải mua tại trường vì đã được địa phương nơi đang sinh sống dùng ngân sách để mua hỗ trợ".
Như vậy, nếu phụ huynh không mua bảo hiểm y tế cho con em mình, tức là đang làm không đúng với quy định nêu trên.
Bước 1. Người thuộc diện mua bảo hiểm y tế sau đây lập bản khai (Mẫu BH1 hoặc Mẫu BH2) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Người có công với cách mạng và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
b) Người có công với cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp một lần; (trường hợp này phải kèm thêm bản sao Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến; Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng);
c) Thân nhân không thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng của Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động 61% trở lên;
d) Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Bước 2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 41 của Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH có trách nhiệm xác nhận bản khai, lập danh sách đề nghị mua thẻ bảo hiểm y tế tại địa phương gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều của Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH, có trách nhiệm kiểm tra đối tượng thuộc diện được mua bảo hiểm y tế, đảm bảo nguyên tắc không cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế; lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Khoản 3 Điều 41 của Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và làm thủ tục mua bảo hiểm y tế.
Mua bảo hiểm y tế ở đâu? Thủ tục mua bảo hiểm y tế (Ảnh minh họa)
Căn cứ chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Điều 31 Quy trình tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020) thì hiện nay, những đối tượng tham gia BHYT được chia làm 06 nhóm, mỗi nhóm đối tượng thực hiện mua BHYT tại các địa điểm khác nhau, cụ thể:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Tham gia BHYT thông qua doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc.
- Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Đến Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan BHXH.
- Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã.
- Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
Riêng học sinh, sinh viên: Đăng ký tham gia BHYT với nhà trường nơi đang theo học.
- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
Căn cứ Điều 25 Quy trình tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020), hồ sơ tham gia BHYT bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật: Giấy ra viện có ghi rõ "đã hiến bộ phận cơ thể".
- Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.
Thủ tục tham gia BHYT thực hiện theo quy định tại Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020), bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tham gia BHYT
Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền BHYT cho đơn vị nơi đang làm việc, cụ thể:
- Người làm việc theo hợp đồng, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã kê khai hồ sơ và nộp cho doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mình đang làm việc. Hằng tháng, đơn vị sử dụng lao động sẽ trích từ tiền lương của người lao động để đóng BHYT.
- Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Nộp cho UBND xã hoặc cơ quan BHXH và không phải đóng tiền.
- Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã và không phải mất tiền mua BHYT.
- Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH và đóng tiền tương ứng.
+ Riêng học sinh, sinh viên: Đăng ký và đóng tiền tham gia BHYT với nhà trường
- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Nộp hồ sơ và đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.
Người dân nhận thẻ BHYT tại chính nơi mà mình đã nộp hồ sơ.