Thông tin trên được Liên đoàn Bóng đá Ba Lan (PZPN) thông báo hôm 22.12. “Czeslaw Michniewicz sẽ thôi đảm nhiệm vị trí HLV đội tuyển quốc gia vào ngày 31.12.2022”, PZPN cho biết trong một tuyên bố.
tuổi - đi xin việc hay khởi nghiệp đều là rủi ro
Bạn nên biết rằng bất kỳ công việc nào cũng không dễ làm, ít nhất bạn vẫn có một số địa vị trong công ty hiện tại, nếu bạn đi nơi khác, bạn sẽ bắt đầu lại từ đầu. Liệu có mấy nơi sẽ tuyển dụng một người đã 40 tuổi vẫn đi xin việc?
Nếu bạn chưa tìm được ngôi nhà tiếp theo phù hợp, đừng dễ dàng từ chức! Nếu có nguy cơ phải nghỉ việc, trước tiên bạn nên đến một công ty bên ngoài để phỏng vấn để xem khả năng có việc mới đến đâu.
Thứ hai, bạn cũng cần suy nghĩ kỹ trước khi bắt đầu kinh doanh. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, sự cạnh tranh rất khốc liệt, thành lập một công ty mới không hề dễ dàng. Nếu số tiền bạn đầu tư thua lỗ, bạn có chấp nhận được không?
Sự khác biệt lớn nhất giữa những người 40 tuổi và 20 tuổi là sự hiểu biết. Ở tuổi 40, bạn nên xác định thật rõ mình giỏi cái gì và không giỏi cái gì, hoặc có thể làm công việc gì sau khi nghỉ việc để có cơ hội tốt hơn.
Bởi vì sự tích lũy kinh nghiệm và năng lực của bạn đã đạt đến một trình độ nhất định, bạn không nên để những lợi thế này chỉ là ảo tưởng mà hãy tìm cách hiện thực hóa chúng trong điều kiện thực tế.
"Ổn định" luôn đi kèm những cái giá đắt đằng sau
Những công việc ổn định khiến người ta cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, nhưng thường rất khó để phát triển, dần mất đi sự kiên trì và tính cầu tiến.
Đã từng có một phép ẩn dụ trên Internet, nói rằng một số người đang sống trong cảnh hưởng lương hưu ở độ tuổi 20.
Hầu hết nguyên nhân của tất cả những điều này đều xuất phát từ những quyết định ban đầu khi lựa chọn sự ổn định vào thời điểm nên đấu tranh nhất.
Tưởng chừng đó là sự lựa chọn khôn ngoan nhưng vì điều này mà không ít người đã đánh mất tuổi thanh xuân quý giá nhất của mình.
Tờ Nikkei Asian Review cho hay tình hình khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc đang khiến ngày càng nhiều lao động ngoài 30 tuổi gặp khó khăn khi tìm việc làm, nhất là những người cái gì cũng biết nhưng không thực sự giỏi ở mảng nào.
"Chúng tôi chỉ tuyển người sinh sau năm 1990 và không có vị trí nào cho bạn tại thời điểm này" là những gì mà anh Zhao (tên nhân vật đã được thay đổi), một kỹ thuật viên 35 tuổi tại Guangdong nhận được khi gửi hồ sơ xin việc gần đây.
Sinh năm 1988, anh Zhao từng làm cho nhiều nhà máy sản xuất ô tô nhưng đã thôi việc vào năm 2023 để tìm kiếm cơ hội việc làm có thu nhập cao hơn. Thế rồi anh Zhao nhanh chóng nhận ra quyết định nghỉ việc trong thời buổi hiện nay là quá sai lầm.
Mặc dù ngành xe hơi, nhất là ô tô điện tại Trung Quốc đang bùng nổ mạnh nhưng điều này không có nghĩa nhu cầu tuyển dụng được nới lỏng. Trên thực tế, anh Zhao đã gửi rất nhiều hồ sơ nhưng chẳng nhận được mấy lời mời phỏng vấn.
Khảo sát công bố tháng 4/2023 của hãng nhân sự Zhaopin cho thấy 85% số lao động được hỏi nhận định lời nguyền tuổi 35 là có thật, nghĩa là sẽ khó xin việc hơn khi bước qua giai đoạn này. Điều này thực sự đúng với những nhân viên làm trong ngành tài chính, ô tô hay Internet.
Trớ trêu thay, đây lại là giai đoạn nhiều lao động có gia đình lẫn con nhỏ, qua đó gia tăng các gánh nặng về chi phí cũng như làm suy giảm hiệu suất.
"Với vai trò là người tuyển dụng, chúng tôi không đủ sức chi trả các khoản phụ phí như hỗ trợ chăm con cho nhân viên được", một nữ tuyển dụng y tá tại một bệnh viện gần Bắc Kinh giải thích lý do họ không tuyển người đã có gia đình.
Tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang phải cắt giảm lao động và đối tượng chính là những nhân viên ngoài 30 tuổi, không đóng vai trò chủ chốt trong công ty, không có chuyên môn vượt trội hay thành tích thực sự xuất sắc, trong khi hiệu suất làm việc không đuổi kịp lớp trẻ.
Việc giữ lại những nhân viên "già" này được cho là chỉ tốn thêm chi phí lương thâm niên, suy giảm hiệu suất lao động trong bối cảnh công ty cần tái cơ cấu lại chi phí nhân lực. Hậu quả là nhiều hãng đã quyết định thanh lọc lao động dù chúng có ảnh hưởng đến tinh thần làm việc hay văn hóa nội bộ đến thế nào đi chăng nữa.
Suy cho cùng, doanh nghiệp thì dễ đóng cửa vì hết tiền hơn là vì thiếu văn hóa lao động.
Theo Nikkei, rất nhiều công ty Trung Quốc đã sa thải các lao động ở độ tuổi 30-40 để thay thế bằng những nhân viên ngoài 20 do họ có sức khỏe tốt hơn, chấp nhận mức lương thấp hơn và đặc biệt là có ý chí cầu tiến hơn.
"Đối với những công việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn quá cao, ví dụ như thiết kế đơn giản, thì tốt hơn hết là thuê những lao động trẻ với mức lương rẻ hơn, đồng thời họ có thể làm việc ngoài giờ suốt đêm mà không than vãn", một quản lý nhà máy sản xuất đồ nội thất ở Thượng Hải nói.
Một trường hợp tương tự là cô Han (đã đổi tên), nữ nhân viên thiết kế 10 năm kinh nghiệm ở Bắc Kinh đã mất việc vào tháng 2/2023 để rồi nhận ra rằng quãng thời gian dài làm việc của mình chẳng có tác dụng gì trên thị trường lao động.
Ban đầu cô Han tưởng rằng kinh nghiệm lâu năm của mình sẽ dễ tìm việc mới, nhưng hàng trăm hồ sơ nộp đi lại chỉ đem về có 4 cuộc phỏng vấn.
Cực chẳng đã, cô Han ở tuổi 34 buộc phải đi làm nhân viên giao hàng bán thời gian để có tiền trang trải chi phí, với mức thu nhập "cao lắm là 20 Nhân dân tệ", tương đương 2,8 USD/ngày.
Ngoài ra cô Han cũng thử làm hướng dẫn viên mua sắm nhưng cuối cùng cũng phải từ bỏ vì tuổi của cô không còn sức đứng quá lâu.
"Tôi đã thử mọi nghề có thể, nhưng cái thì quá tốn thể lực còn một số khác thì lại trả quá ít. Thật khó để kiếm tiền trang trải cuộc sống hiện nay", cô Han than thở.
Hãng tin CNN nhận định cô Han chỉ là một trong vô số những thế hệ Millenial (sinh trong khoảng 1981-1996) ở Trung Quốc dính phải lời nguyền tuổi 35 khi quá trẻ để nghỉ hưu nhưng lại quá già trong mắt nhà tuyển dụng.
Tờ Nikkei cho hay việc thị trường việc làm bất ổn đã khiến tâm lý người tiêu dùng ở Trung Quốc cũng mất ổn định theo.
Báo cáo của Tổng cục thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng không có dấu hiệu cải thiện sau khi sụt giảm đáng kể từ tháng 4/2022.
Thậm chí tại các ngôi chùa như Jade Buddha Temple ở Thượng Hải, vô số những lời cầu nguyện mong giữ được việc làm treo trên cây đã lấn át cả những lời chúc truyền thống về sức khỏe và gia đình.
"Những người có tuổi bị sa thải sẽ khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Ngay cả những người ở lại cũng sẽ buộc phải làm thêm giờ nhiều hơn với nỗi lo bị đuổi việc thường trực, tạo nên áp lực tâm lý nặng nề", một nhà phát triển trò chơi tại Thượng Hải nói với Nikkei.
Ban đầu, thuật ngữ "Lời nguyền tuổi 35" (Curse of 35) này lan truyền trên mạng xã hội khi hàng loạt doanh nghiệp công nghệ lớn sa thải nhân viên, biến những lao động lành nghề lâu năm thành kẻ thất nghiệp.
Tuy nhiên với đà thất nghiệp trong giới trẻ dần tăng cao thì thuật ngữ này cũng lan rộng theo.
Số liệu mới nhất trước khi chính phủ Trung Quốc dừng công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ nước này đã lên đến 20%, tương đương cứ 5 người thì 1 người không có việc làm.
Chính điều này đã gây nên áp lực cực lớn cho những lao động có tuổi khi thị trường thừa cung thiếu cầu.
Theo CNN, thị trường tuyển dụng hiện nay của Trung Quốc đều có yêu cầu giới hạn dưới 35 tuổi, tức là không công ty nào xem xét nhận người trung niên vào làm.
"Việc phân biệt đối xử với lao động ngoài 35 tuổi luôn tồn tại trên thị trường và đây là một sự phí phạm về nhân lực", luật sư Jiang Shengnan trả lời hãng thông tấn nhà nước China Youth Daily.
Mặc dù chính quyền Bắc Kinh đã có một số biện pháp đối phó tình hình trên nhưng với hàng triệu lao động Millenial, tình hình đang trở nên ngày càng khó khăn hơn một cách nhanh chóng.
Hãng tin CNN nhận định văn hóa làm việc cật lực 9h sáng đến 9h tối, suốt 6 ngày mỗi tuần (996) của ngành công nghệ Trung Quốc đã khiến những lao động Millenial trở thành "đồ cổ".
Văn hóa lao động khắc nghiệt này khiến những người có tuổi với gia đình cần chăm lo không có đủ thời gian, sức khỏe và tinh thần để theo kịp.
Hậu quả là trên thị trường lao động cạnh tranh cao với lượng lớn người trẻ thất nghiệp, các nhân viên đứng tuổi nếu không lên làm sếp hoặc đóng vai trò then chốt cho doanh nghiệp sẽ dễ bị thay thế và khó xin việc mới.
Mặc dù kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay ưa thích tuyển dụng sinh viên mới ra trường, đào tạo ngắn hạn để làm việc với chi phí rẻ hơn.
Thậm chí báo cáo của Xinhua năm 2021 cho thấy những người được thăng lên chức quản lý ngoài 35 tuổi sẽ kém thành công trong sự nghiệp hơn, dễ bị sa thải và khó xin việc hơn.
Trong khi một số người nhận định việc lên làm sếp ở tuổi ngoài 35 thể hiện khả năng, trình độ và hiệu quả làm việc của nhân viên thì lượng lớn những lao động như cô Han hiện nay lại bị cho ra rìa vì nhu cầu yếu.
Mặc dù cô Han có trình độ, kinh nghiệm là làm việc hiệu quả nhưng chỉ đơn giản là nhu cầu thị trường kém khiến cô không có cơ hội, buộc phải chuyển sang làm trái chuyên ngành.
Tồi tệ hơn, rất nhiều tiến sĩ, giáo sư, chuyên gia hay người có kinh nghiệm lâu năm ở Trung Quốc bị thất nghiệp nhưng ngại tham gia trở lại thị trường việc làm vì không kiếm được công việc ưng ý.
Thậm chí nhiều người vì vấn đề "mặt mũi" mà từ chối các cơ hội việc làm bị cho là không xứng với hình ảnh bản thân.
Mới đây trên mạng xã hội Trung Quốc rộ lên câu chuyện về Tao Chen, một thạc sĩ triết học của trường đại học Sichuan University danh tiếng nhưng bị mất việc trong ngành báo chí.
Sau hàng loạt cố gắng khởi nghiệp thất bại, anh Tao đã trở về làm tài xế giao đồ ăn và thậm chí cuối cùng cũng từ bỏ việc làm này luôn khi chúng không đủ trang trải cuộc sống.
Mặc dù anh Tao có kinh nghiệm làm việc tốt, bằng cấp cao nhưng hơn 98% đơn xin việc của vị thạc sĩ này không được phản hồi chỉ vì "quá già".
"Tôi gần như bị suy sụp tinh thần", anh Tao than thở.
Tương tự, chị Han cũng cho biết mình chẳng còn hy vọng mấy về tương lai với lời nguyền tuổi 35 này.
"Ở độ tuổi này, nhiều công ty chẳng muốn thuê bạn nữa vì họ thích lao động trẻ hơn. Trong mắt họ thì kiểu gì tôi cũng phải lập gia đình và giảm hiệu suất", cô Han nói.
"Các doanh nghiệp rất thực dụng. Khi họ không cần bạn nữa thì họ sẽ thay thế bằng lớp trẻ hơn", chuyên gia sinh học 35 tuổi Liu đồng quan điểm khi bị sa thải sau khi nghỉ sinh 6 tháng và bị thay thế bởi một sinh viên mới tốt nghiệp ra trường.