Dưới đây là những sơ cứu ban đầu cần thiết nếu chẳng may bị chó cắn:
Báo cáo khi bị động vật cắn hoặc tiếp xúc với động vật có nguy cơ
Nếu bạn bị cắn hoặc tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm bệnh dại, hãy báo ngay cho cơ quan y tế địa phương. Họ sẽ xác định liệu bạn có cần tiêm phòng dại và hướng dẫn bạn về quy trình tiêm.
Tiêm vắc xin dại sau khi bị chó mèo cắn
Sau khi bị chó mèo cắn cần tiến hành điều trị dự phòng sớm nhất có thể. Bao gồm vệ sinh vết cắn, tiêm vacxin và huyết thanh theo chỉ định.
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng động vật cắn, hoàn cảnh bị cắn, trạng thái vết thương người bị cắn và tình hình bệnh dại trong vùng để đưa ra chỉ định dùng vắc xin và huyết thanh kháng dại trong điều trị dự phòng bệnh dại.
Xem thêm: Những dấu hiệu bệnh dại và cách xử lý, điều trị kịp thời
Một số lưu ý khi tiêm phòng dại
Khi bạn cần tiêm phòng dại, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nhớ:
Thời gian tiêm là yếu tố quyết định
Bạn cần tiêm phòng dại sau khi tiếp xúc với nguy cơ càng sớm càng tốt, thường trong vòng 48 giờ sau sự cắn hoặc tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm bệnh dại. Điều này đặc biệt quan trọng để ngăn ngừng tiến triển bệnh.
Một phác đồ tiêu chuẩn đã được phát triển để đảm bảo bạn nhận đủ liều tiêm cần thiết. Tuân theo lịch trình tiêm phòng dại và đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ liều nào.
Sử dụng huyết thanh phòng dại khi được chỉ định
Huyết thanh phòng dại là một phần quan trọng của tiêm phòng dại và được sử dụng khi có nguy cơ cao nhiễm bệnh dại. Hãy tuân theo hướng dẫn của chuyên gia y tế và không từ chối việc sử dụng huyết thanh khi được chỉ định.
Nhờ thầy lang kiểm tra virus dại
Hiện nay, do thiếu hiểu biết nên một số người tin có suy nghĩ lệch lạc là bị chó dại cắn mà đi tiêm phòng thì dễ bị si ngốc. Vì thế, họ đã tìm đến thầy lang để lấy thuốc nam về uống. Và đã có nhiều gia đình phải đau đớn bất lực trước cơn phát dại của người thân sau một thời gian "chạy theo" thầy lang để chữa trị.
Vết thương vốn dĩ không thể nói lên được con chó có mang bệnh hay không. Việc nhờ thầy lang kiểm tra là vô cùng sai lầm. Do đó, an toàn nhất là đến kiểm tra tiêm phòng ở Trung tâm Y tế dự phòng hoặc trạm y tế địa phương.
Bệnh dại không chừa bất kì con chó nào, dù đó là chó nhà nuôi. Khi chúng đã mang virus dại, vết cắn sẽ truyền bệnh và khiến người bị cắn tử vong nếu không được tiêm phòng kịp thời.
Tìm kiếm sự tư vấn chuyên gia, bác sĩ
Nếu bạn gặp tình huống liên quan đến tiêm phòng dại, hãy luôn tìm sự tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia y tế hoặc trung tâm y tế địa phương. Điều này giúp đảm bảo bạn nhận được quy trình tiêm phòng dại đúng cách và hiệu quả.
Bảng giá tiêm phòng dại khi bị cắn bởi chó, mèo là một thông tin quan trọng và cần thiết cho mọi người. Việc tiêm phòng dại kịp thời và đúng cách có thể ngăn ngừng sự phát triển của bệnh và cứu sống. Hãy thường xuyên cập nhật bảng giá và tìm hiểu về các địa điểm tiêm phòng dại gần bạn, để bạn và gia đình luôn an toàn khỏi bệnh dại. Đừng ngần ngại hỏi một chuyên gia y tế nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn.
Theo dõi HENO để có thêm những thông tin hữu ích ngay hôm nay nhé!
Trường hợp nào cần tiêm phòng dại sau khi bị chó, mèo cắn
Khi bạn bị cắn hoặc xước da bởi chó, mèo hoặc bất kỳ động vật nào, đặc biệt là khi có sự nghi ngờ về khả năng nhiễm bệnh dại của động vật đó, thì bạn cần tiêm phòng dại.
Dại (rabies) là một bệnh truyền nhiễm gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Dại có thể tồn tại trong nước bọt, nước miệng, và nhiều mô khác của động vật bị nhiễm. Do đó, một vết cắn hoặc xước da có thể là nguồn lây truyền dại.
Ngoài ra, nên tiêm phòng dại ngay khi bạn bị cắn bởi động vật hoang dã như sói, gấu, lửng, hoặc cầy, bất kể có dấu hiệu dại hay không bởi bạn sẽ không thể biết được tình hình sức khỏe của động vật đó. Hay khi động vật cắn bạn và sau đó biểu hiện dấu hiệu nghi ngờ về nhiễm bệnh dại, chẳng hạn như thay đổi thái độ, hành vi lạ lẫm, hay sự thay đổi về sức khỏe.
Việc tiêm phòng dại càng sớm càng tốt, thường trong vòng 48 giờ sau sự việc. Nếu bạn bị cắn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế để được tư vấn và thực hiện tiêm phòng dại theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Xem thêm: 3 cách xử lý khi bị chó mèo cắn để phòng tránh bệnh dại ai cũng cần lưu ý
Nguyên tắc tiêm vacxin phòng dại áp dụng 1 trong 2 phác đồ tiêm bắp hoặc phác đồ tiêm trong da và mũi đầu tiên cần được tiêm sớm nhất có thể ngay sau khi phơi nhiễm.
Tiêm bắp: dự phòng vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28 với liều 0.5ml x 5 liều/đợt.
Tiêm trong da: dự phòng vào các ngày thứ 0, 3 và 7 với liều liều 0.1ml x 8 liều/đợt điều trị.
Những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại như bác sĩ thú y, kỹ thuật viên xét nghiệm, người thường xuyên tiếp xúc với chó mèo và khách du lịch đến những nơi lưu hành bệnh dại.
Vacxin sẽ chỉ được tiêm nhắc lại theo định kỳ áp dụng cho những người do công việc thường xuyên có nguy cơ tiếp xúc với vi rút dại và khi nồng độ kháng thể dại trong cơ thể ở mức dưới 0,5UI/ml sẽ phải tiêm nhắc lại.
Giá tiêm phòng dại là bao nhiêu?
Vacxin phòng dại trên thị trường đa dạng về mẫu mã, nguồn gốc và giá cả nhưng vacxin của Pháp và Ấn Độ được các bệnh viện và trung tâm sử dụng.
Chi phí tiêm phòng dại dao động từ 220.000 – 350.000 đồng/liều và dựa vào mức độ trầm trọng của vết cắn, nhu cầu tiêm của khách hàng.
Để đảm bảo giá vắc xin phòng dại luôn ổn định, ngay cả trong những thời kỳ khan hiếm, bạn có thể tìm đến các địa điểm tiêm chủng uy tín để nhận sự tư vấn về phác đồ tiêm cũng như thông tin về mũi tiêm phù hợp cho việc tiêm phòng dại. Hai loại vắc xin phòng dại đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam có giá cả ổn định là:
Vắc xin Verorab 0,5ml (TB): 425.000 đồng;
Vắc xin Verorab 0,5ml (TTD): 300.000 đồng;
Vắc xin Abhayrab 0,5ml (TB): 325.000 đồng;
Vắc xin Abhayrab 0,5ml (TTD): 250.000 đồng.
Thường xuyên kiểm tra vết thương
Nếu bạn bị cắn, hãy thường xuyên kiểm tra vết thương. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, và đau, hãy thăm bác sĩ ngay lập tức.
Triệu chứng bệnh dại khi bị chó cắn
Trước khi phát bệnh 2-4 ngày: Trước khi phát bệnh khoảng 2-4 ngày nạn nhân thường có biểu hiện như: đau đầu, bồn chồn, khó chịu, chán nản, sợ sệt vô cớ. Một số khác bị sốt, cảm, sưng đau tại vị trí bị cắn và lan dọc theo dây thần kịch của hệ bạch huyết.
Khi phát bệnh dại: Nạn nhân bị sốt cao lên đến 40,6 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho với ba mức độ nặng nhẹ khác như sau:
- Thể co thắt: Thể này chiếm phần đa, nạn nhân sẽ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Vì đây là những tác nhân chính gây ra cơn dại ( co cứng, co thắt, co giật và run) và khiến các cơn co giật ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Nạn nhân sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.
- Thể liệt: Ở dạng này người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt.
- Thể cuồng: Ở thể này nạn nhân bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.
Để phòng chống bệnh dại, các chuyên gia y tế khuyến cáo:
- Người dân hạn chế nuôi chó, mèo, nếu nuôi phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo hướng dẫn của Thú y, phải nuôi nhốt không được thả rông, không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo đặc biệt là khi chúng đang ăn.
- Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, yêu cầu phải tuân thủ: Tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.
- Theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 2 tuần ( ốm, chết, lên cơn dại…) để có hướng xử lý tiếp theo.
- Không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch.
- Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại; cách ly theo dõi động vật nghi dại; tiêm phòng dại cho động vật khỏe mạnh sống trong vùng dịch.
Chó không bị dại cắn có sao không? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm nhận biết chó khỏe mạnh, không bị dại
Một chú chó khỏe mạnh, không bị dại sẽ có những đặc điểm nhận diện như sau:
Một con chó được coi là bị dại nếu xuất hiện cùng lúc nhiều bất thường như sau:
Nếu chó không bị dại cắn có sao không?
Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà chúng ta khó lường trước, bị chó cắn là một ví dụ điển hình. Phần lớn chúng ta thường lo sợ khi bị chó dại cắn, vậy còn chó không dại thì sao? Chó không bị dại cắn có sao không?
Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, chó không bị dại là những chú chó khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ và không có dấu hiệu bất thường. Tuy khả năng nhiễm dại từ chú chó này là rất thấp nhưng lại có rất nhiều nguy hiểm khác tiềm ẩn. Cụ thể:
Mắc bệnh dại dù con chó bị cắn đã từng tiêm phòng dại
Hàng năm, nước ta lại có từ 70 – 100 người tử vong do bệnh dại. Nhiều trường hợp trong đó bị cắn từ chú chó không bị dại, đã từng được tiêm phòng đầy đủ.
Giải đáp về điều này, các chuyên gia y tế cho biết, chó đã được tiêm phòng vẫn có nguy cơ mắc bệnh dại và truyền nhiễm dại sang cho người. Lý do là:
Chó không bị dại cắn có sao không? Gây nhiễm trùng
Khi bị cắn bởi chó, vết thương có thể trở nên nhiễm trùng nếu không được rửa sạch và xử lý kịp thời. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào vùng tổn thương, có thể gây ra sưng, đỏ hoặc vàng ở vùng vết thương.
Sưng phù – Phản ứng cơ thể thường gặp khi bị chó cắn
Một vết cắn nghiêm trọng có thể gây sưng phù xung quanh vết thương. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ vùng tổn thương.
Sưng phù có thể làm cho vùng bị cắn phồng lên, đau và nóng. Nếu sưng phù không giảm đi sau một thời gian, hãy thăm bác sĩ để kiểm tra và điều trị.
Sẹo lồi, sẹo xấu mất thẩm mỹ do chó cắn
Nếu vết thương không được xử lý đúng cách và hồi phục không đủ, vết thương do chó cắn có thể để lại vết sẹo trên da.
Chó không bị dại cắn phải làm sao? Cách xử lý khi bị chó cắn
Bên cạnh thắc mắc “Chó không dại cắn có sao không?”. Như bài viết đã chia sẻ ở trên, ngay cả một chú chó đã được tiêm phòng dại nguy cơ mắc dại của nó vẫn rất cao. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, ngay khi bị chó cắn, các bạn nên thực hiện các bước sau để bảo vệ sức khỏe của mình:
Cách phòng ngừa bệnh dại cho chó
Phòng bệnh dại cho chó rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của chó và bảo vệ cộng đồng. Dưới đây là một số điều các bạn cần chú ý:
Tiêm vắc xin – Cách đơn giản, hiệu quả ngừa bệnh cho chó
Việc tiêm phòng định kỳ vắc-xin dại là cách hiệu quả nhất để bảo vệ chó khỏi bệnh dại. Hãy đảm bảo chó nhà bạn được tiêm phòng dại đúng lịch trình và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Thăm khám định kỳ giúp ngừa bệnh dại cho chó
Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ chó bị nhiễm bệnh dại (như thay đổi hành vi, lạc lối, hơi thở kì lạ), hãy đưa chó đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức. Điều này giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus dại và bảo vệ cộng đồng.
Giảm tỷ lệ mắc dại nếu hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã
Tránh để chó tiếp xúc với động vật hoang dã, nhất là nếu không rõ lịch sử tiêm phòng của chúng.
Góp phần ngừa bệnh dại bằng cách giám sát chó khi ra ngoài
Khi cho chó đi ra ngoài hoặc tận hưởng không gian ngoài trời. Hãy giữ chó dưới sự giám sát và hạn chế tiếp xúc với các loài động vật hoang dã hoặc không rõ nguồn gốc.
Tránh các khu vực dịch dại để bảo vệ sức khỏe cho chó
Nếu bạn sống ở khu vực có khả năng dịch bệnh dại, hãy cố gắng tránh các khu vực có nhiều động vật hoang dã, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh.
Giữ vệ sinh cho chó – Thói quen tốt giúp chó luôn khỏe mạnh
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho chó bằng cách chăm sóc lông, móng và răng miệng đều đặn. Những thói quen này sẽ giúp chú chó nhà bạn luôn khỏe mạnh và ít mắc bệnh.
Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng bệnh dại cho chó, bạn đã góp phần bảo vệ chúng khỏi bệnh dại. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng xung quanh.
Hy vọng, qua bài viết các bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Chó không bị dại cắn có sao không?” kèm theo đó là cách xử lý, phòng ngừa. Bệnh dại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Trang bị những kiến thức cần thiết sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh những trường hợp đáng tiếc.
Tiêm phòng dại là cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người vì bệnh dại. Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường được truyền từ động vật sang người qua cắn hoặc liếm. Để đối phó với bệnh dại, việc tiêm phòng dại là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa bệnh trong trường hợp tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh.
Xem thêm: Huyết thanh phòng dại là gì? Tiêm huyết thanh phòng dại có gây hại không?