Vũ Hán (giản thể: 武汉; phồn thể: 武漢; bính âm: Wǔhàn; phát âm: ngheⓘ) là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.[3] Đây là thành phố lớn nhất ở Hồ Bắc và là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc,[4] với dân số hơn 11 triệu người, thành phố đông dân thứ 9 của Trung Quốc và là một trong chín thành phố trung tâm quốc gia của Trung Quốc.[5]
Năm 2021- nay: Chính thức hoạt động dưới tư cách nghệ sĩ solo
Tháng 12/2021, nhóm nhạc nữ THE9 chính thức giải tán theo hợp đồng của công ty Idol Thanh Xuân, từ đó trở về sau Lưu Vũ Hân chính thức trở thành nghệ sĩ solo. Cũng trong cuối năm đó, cô cho ra mắt album đầu tay của mình "Xanadu". Album gồm 10 ca khúc và 10 MV vũ đạo, chứa đựng sự kết hợp giữa các yếu tố nguyên sơ của người dân tộc thiểu số và hiện đại.
Tháng 7/2023, Lưu Vũ Hân chính thức mở tour concert đầu tiên mang tên "XANADU" và trở thành nữ ca sĩ sinh sau năm 1995 đầu tiên của Trung Quốc mở concert với lượng khán giả hơn mười ngàn người.
Trận Vũ Hán (tiếng Trung: 武漢會戰) hay Trận phòng thủ Vũ Hán (tiếng Trung: 武漢保衛戰) theo cách gọi của người Trung Quốc và Cuộc tấn công Vũ Hán (tiếng Nhật: 武漢攻略戦) theo cách gọi của người Nhật là một trận đánh giữa Quốc dân Cách mệnh Quân của Trung Hoa Dân quốc và Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Diễn ra từ ngày 11 tháng 6 đến ngày 27 tháng 10 năm 1938 với gần 1.500.000 binh lính tham chiến từ cả hai phe, trận Vũ Hán là trận đánh dài nhất, lớn nhất, đẫm máu nhất và quan trọng bậc nhất trong Chiến tranh Trung – Nhật.
Sau khi thủ đô Nam Kinh thất thủ vào tay người Nhật vào cuối năm 1937, Vũ Hán — một thành phố chiến lược án ngữ ngã ba Trường Giang và Hán Thủy — trở thành thủ đô kháng chiến và căn cứ hậu cần của hơn 2 triệu lính Trung Quốc bảo vệ khu vực Hoa Trung. Sau khi chiếm được Từ Châu vào tháng 5 năm 1938, Bộ Tổng tham mưu Đế quốc Nhật Bản lên kế hoạch tấn công Vũ Hán, nỗ lực tung đòn đánh kết liễu lực lượng chủ lực của Trung Quốc và chấm dứt cuộc chiến. Để trì hoãn kế hoạch của người Nhật, chính quyền Trung Quốc quyết định phá đê sông Hoàng Hà, gây ngập lụt trên diện rộng và buộc quân Nhật phải tạm dừng tấn công. Tuy nhiên, hành động này cũng khiến hơn 500.000 dân thường thiệt mạng, làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của Quốc dân Đảng.
Lực lượng trực tiếp tham chiến của Quốc dân Cách mệnh Quân trong trận Vũ Hán là 1.100.000 lính do Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch chỉ huy, với sự yểm trợ của 200 máy bay Liên Xô. Phía đối diện, Lục quân Đế quốc Nhật Bản có 350.000 lính do Nguyên soái Hata Shunroku chỉ huy, yểm trợ bởi 500 máy bay. Tuy dự kiến chiếm được Vũ Hán nội trong 1 đến 2 tháng, quân Nhật gặp nhiều khó khăn trước phòng tuyến vững chắc của quân Trung Quốc và địa thế hiểm trở của sông Trường Giang, dù có ưu thế về mặt công nghệ lẫn trang bị. Sau hơn 4 tháng giao tranh ác liệt, quân Nhật giành thắng lợi về mặt chiến thuật khi thành công chiếm được Vũ Hán, nhưng thất bại về mặt chiến lược khi không thể hoàn thành mục tiêu bắt bộ chỉ huy của quân Trung Quốc, kéo theo sự phá sản của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh".
Đây cũng là trận đánh ghi nhận việc Quân đội Nhật Bản sử dụng vũ khí hóa học tần suất cao nhất trong toàn bộ Chiến tranh thế giới thứ hai, với tổng cộng 375, lần bất chấp lệnh cấm từ Hội Quốc Liên. Phía Trung Quốc không có khả năng chống trả lại những đòn tấn công bằng vũ khí hóa học của người Nhật và phải chịu thương vong lớn do chiến thuật biển người. Ngược lại, phía Nhật Bản cũng chịu tổn thất lớn và không còn đủ sức tiến hành bất cứ chiến dịch quy mô lớn nào khác cho tới tận Chiến dịch Ichi-Go 6 năm sau đó.
Sau sự kiện Lư Câu Kiều ngày 7 tháng 7 năm 1937, Lục quân Đế quốc Nhật Bản tiến hành xâm lược Trung Quốc. Đến ngày 30 tháng 7, cả hai trọng trấn phía Bắc là Bắc Bình và Thiên Tân đều lần lượt rơi vào tay quân Nhật, khiến toàn bộ vùng Hoa Bắc bị đe dọa nghiêm trọng. Tháng 8, quân Nhật chiếm được Sát Cáp Nhĩ và Tuy Viễn. Sau đó, họ đánh dọc theo tuyến đường sắt Bắc Bình – Hán Khẩu và Thiên Tân – Phổ Khẩu xuống Hoa Bắc. Đầu tháng 9, quân Nhật chiếm được Thái Nguyên và khai thác các mỏ than ở đây để cung cấp nhiên vật liệu cho mình. Từ Thái Nguyên, quân Nhật đánh sang Hân Khẩu, đánh bại cả liên quân Dân quốc, Cộng sản và quân phiệt Tấn hệ ở Sơn Tây.
Ngày 13 tháng 8, nhằm làm gián đoạn kế hoạch cũng như phân tán lực lượng đối phương, Tưởng Giới Thạch quyết định tấn công các vị trí của Nhật Bản ở Thượng Hải, mở ra một mặt trận thứ hai. Sau 3 tháng kịch chiến, Quốc dân Cách mệnh quân tuy chống trả quyết liệt song đã chịu tổn thất nặng nề và phải rút lui toàn bộ vào ngày 12 tháng 11. Việc để mất Thượng Hải khiến cửa ngõ tiến đến thủ đô Nam Kinh rộng mở. Tưởng Giới Thạch tuy ban đầu tuyên bố tử thủ, nhưng sau đó đã phải hạ lệnh từ bỏ Nam Kinh để di dời thủ đô về Trùng Khánh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc. Từ Thượng Hải, quân Nhật dễ dàng chiếm được thủ đô Nam Kinh và gây ra một cuộc thảm sát tàn bạo ở đây. Tháng 5 năm 1938, quân Nhật chiếm được Từ Châu ở Giang Tô.
Ngoài áp lực từ việc phải di chuyển các cơ quan chính phủ về Trùng Khánh, chính quyền Trung Quốc còn phải đối mặt với làn sóng người tị nạn khổng lồ di chuyển vào nội địa từ các khu vực chiến sự. Hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn bị quá tải khiến chính quyền không thể hoàn thành việc di dời các cơ quan đầu não. Vũ Hán từ đó trở thành thủ đô kháng chiến trên thực tế của Trung Hoa Dân Quốc sau khi Nam Kinh thất thủ. Kể từ khi chiến tranh bùng nổ, Quốc Quân đã được Liên Xô cung cấp khí tài quân sự các loại. Ngoài ra, họ cũng cử sang Trung Quốc hàng nghìn chuyên gia quân sự, trong đó có các phi công thuộc Đội Tình nguyện Liên Xô.
Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc và là thành phố lớn thứ hai Trung Quốc vào thời điểm cuối năm 1938 với dân số 1,5 triệu người. Án ngữ tại ngã ba Trường Giang – Hán Thủy, thành phố này được chia thành ba khu vực, bao gồm Vũ Xương, Hán Khẩu và Hán Dương. Vũ Xương là trung tâm chính trị, Hán Khẩu là khu thương mại và Hán Dương là khu công nghiệp. Trong lịch sử, Vũ Hán được biết đến là một trung tâm nghệ thuật và học thuật, nổi tiếng với Hoàng Hạc lâu xây dựng từ năm 223 từng được nhà thơ Thôi Hiệu thời Đường đề thơ. Sau khi tuyến đường sắt Việt Hán kết nối Quảng Đông và Hồ Bắc hoàn thành vào năm 1936, Vũ Hán một lần nữa thiết lập tầm quan trọng với tư cách là một trung tâm giao thông vận tải chính trong nội địa Trung Quốc. Ngoài ra, thành phố này cũng đóng vai trò là điểm trung chuyển quan trọng cho viện trợ nước ngoài di chuyển vào nội địa từ các cảng phía nam.
Sau khi Nhật Bản chiếm được Nam Kinh, phần lớn các cơ quan chính phủ quốc gia và trụ sở chỉ huy quân đội Trung Quốc đều được đặt ở Vũ Hán, dù thủ đô mới được ấn định là Trùng Khánh. Vì vậy, Vũ Hán đã trở thành thủ đô thời chiến trên thực tế tính đến thời điểm quân Nhật tấn công thành phố này. Chính phủ Nhật Bản và bộ chỉ huy của Đạo quân Viễn chinh Trung Quốc dự kiến Vũ Hán sẽ thất thủ "trong vòng một hoặc hai tháng." Phía Trung Quốc thì quyết tâm bảo vệ Vũ Hán, cầm chân đối phương ở đây để đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nhật và có thời gian cho trung ương di chuyển về Trùng Khánh.
Tháng 12 năm 1937, chính phủ Quốc dân Đảng thành lập Ủy ban Quân sự Chính phủ Quốc dân (Quân ủy) để lập kế hoạch tác chiến bảo vệ Vũ Hán. Sau khi để mất Từ Châu vào tháng 5 năm 1938, khoảng 1,1 triệu lính thuộc 120 sư đoàn của Quốc dân Cách mạng quân đã được tái bố trí. Quân ủy Trung Quốc quyết định tổ chức phòng thủ xung quanh dãy Đại Biệt, hồ Bà Dương cũng như ven bờ Trường Giang. Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hy thuộc Chiến khu 5 được giao nhiệm vụ bảo vệ phía bắc Trường Giang. Trần Thành thuộc Chiến khu 9 được giao nhiệm vụ bảo vệ phía nam. Chiến khu 1, đóng ở phía tây tuyến đường sắt Kinh Hán đoạn Trịnh Châu–Tín Dương, được giao nhiệm vụ ngăn quân Nhật tràn xuống từ vùng Hoa Bắc. Chiến khu 3 ở Vu Hồ, An Khánh và Nam Xương, được lệnh bảo vệ tuyến đường sắt Việt Hán.
Sau khi chiếm Từ Châu, phía Nhật Bản tích cực tìm cách mở rộng quy mô cuộc chiến. Ban đầu, quân Nhật ý định cử một đội tiên phong đến chiếm An Khánh, dùng nơi đây làm bàn đạp tấn công vào Vũ Hán. Quân chủ lực sau đó sẽ tấn công khu vực phía bắc dãy Đại Biệt bằng cách di chuyển dọc theo Hoài Hà, từ đó sẽ tiến đánh Vũ Hán thông qua đường Vũ Thắng Quan. Tiếp đó, một phân đội khác sẽ di chuyển về phía tây dọc theo Trường Giang. Tuy nhiên, sự kiện Quốc Dân đảng phá đê sông Hoàng Hà khiến Hà Nam, An Huy và Giang Tô ngập nặng buộc quân Nhật phải từ bỏ kế hoạch tấn công theo đường Hoài Hà mà thay vào đó là tiến công dọc theo hai bờ Trường Giang.
Ngày 4 tháng 5, Đại tướng Hata Shunroku huy động khoảng 350.000 người của Quân đoàn 2 và 11 để chuẩn bị cho chiến dịch Vũ Hán. Trung tướng Okamura Yasuji chỉ huy 5 sư đoàn rưỡi thuộc Quân đoàn 11 tiến dọc theo hai bờ Trường Giang là mũi tiến công chính đánh vào Vũ Hán. Trung tướng Higashikuni Naruhiko chỉ huy 4 sư đoàn rưỡi thuộc Quân đoàn 2 dọc theo chân phía bắc của dãy Đại Biệt để hỗ trợ cuộc tấn công. Quân Nhật được yểm trợ bởi 120 chiến hạm thuộc Hạm đội 3 của Hải quân Đế quốc Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Oikawa Koshirō, hơn 500 máy bay của Lực lượng Không quân Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Ngoài ra, 5 sư đoàn khác thuộc Phương diện quân Trung tâm cũng được huy động để bảo vệ các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Bình, Hàng Châu cùng các vùng lân cận nhằm bảo vệ hậu tuyến quân Nhật.
Để chống lại quân Nhật tấn công Vũ Hán, Tưởng Giới Thạch bố trí tới 120 sư đoàn tinh nhuệ nhất của mình ở lại Vũ Hán cùng các chỉ huy ưu tú nhất của Quân đội Cách mạng Dân quốc như Trần Thành, Tiết Nhạc, Ngô Kỳ Vỹ, Trương Phát Khuê, Vương Kính Cửu, Âu Chấn, Lý Tông Nhân, Tôn Liên Trọng. Đặc biệt, lần này phía Trung Quốc nhận được sự chi viện của Liên Xô bao gồm cả một phi đội máy bay chiến đấu.
Phía quân Nhật là Phương diện quân Trung tâm Trung Quốc do đại tướng Hata Shunroku chỉ huy. Phương diện quân này có 2 quân đoàn. Quân đoàn số 11 do trung tướng Okamura Yasuji chỉ huy gồm 6 sư đoàn. Quân đoàn số 2 do hoàng thân, trung tướng Higashikuni Naruhiko chỉ huy gồm 4 sư đoàn.
Ngày 28 tháng 2 năm 1938, không quân Nhật Bản đã đến ném bom xuống Vũ Hán. Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã đẩy lui được.[2][3] Ngày 29 tháng 4, máy bay Nhật lại đến ném bom Vũ Hán để kỷ niệm ngày sinh của Thiên hoàng Chiêu Hòa.[4] Quân Trung Quốc đã dự đoán được điều này và chuẩn bị kỹ lực lượng để giáng trả. Một trong những cuộc không chiến dữ dội nhất trong chiến tranh Trung-Nhật đã diễn ra. Không quân Trung Quốc đã bắn hạ 21 máy bay của quân Nhật và bản thân mất 12 máy bay.[5]
Cố gắng để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc giao tranh ở Vũ Hán, quân Trung Quốc đã mở khẩu đê sông Hoàng Hà chỗ chảy qua Hoa Viên Khẩu gây ngập lụt trên diện rộng buộc quân Nhật phải hoãn tấn công. Trận lụt này được gọi là Lụt Hoàng Hà 1938. Tuy nhiên, nó đã cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc.[6][7]
Ở phía Nam sông Dương Tử, ngày 13 tháng 6, quân đoàn 11 của Nhật đổ bộ và chiếm được An Khánh, mở màn trận Vũ Hán. Quân Nhật tiến dọc theo bờ Nam sông Dương Tử đánh nhanh từ Đông sang Tây rồi quay lại về phía Đông. Lần lượt các thị trấn An Khánh, Cửu Giang, Thụy Xương, Nhược Hy, Tân Đàm Phố, Mã Đương, Phú Kim Sơn, Dương Tân, Đạt Chi, Kỳ Tha Thành bị quân Nhật chiếm. Ngày 1 tháng 10, sư đoàn số 106 quân đoàn 11 của quân Nhật do thiếu tướng Matsuura Junrokuro chỉ huy được lệnh đi vòng sau lưng quân Trung Quốc ở Nam Tầm tới vùng Vạn Gia Lĩnh để chia cắt quân Trung Quốc ở Nam Tấm với lực lượng phía sau. Tuy nhiên, ý đồ này bị quân Trung Quốc phát hiện. Khoảng 10 vạn quân Trung Quốc thuộc biên chế của 3 quân đoàn tăng cường thêm 8 sư đoàn và 1 trung đoàn nữa đã bao vây sư đoàn số 106 của quân Nhật. Tướng Nhật Okamura điều sư đoàn 27 đến giải vây cho sư đoàn 106 nhưng không thành công. Phần lớn sư đoàn 106 của Nhật, khoảng 10.000 người, đã bị tiêu diệt, chỉ có khoảng 1.700 người thoát được. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh Trung-Nhật, 1 sư đoàn của Nhật bị tiêu diệt. Tuy nhiên, phía quân Trung Quốc cũng bị thương vong tới 40.000 người.[8][9]
Đến ngày 29 tháng 10 (tức là sau 3 tháng rưỡi), quân Nhật đến được Vũ Xương sát thành phố Vũ Hán.
Ở phía Bắc sông Dương Tử, ngày 24 tháng 7, sư đoàn 6 quân đoàn 11 của Nhật từ An Huy đánh sang Thái Hồ. Quân Nhật đã chọc thủng phòng tuyến của quân Trung Quốc và đến ngày 3 tháng 8 đã chiếm được các huyện Thái Hồ, Túc Tùng và Hoàng Mai (Hồ Bắc). Tuy nhiên, đến cuối tháng 8, quân Trung Quốc giành lại được Thái Hồ và Túc Tùng. Quân Trung Quốc nhân đà đó tiến hành phản công, song thất bại và phải rút về Quảng Tế để củng cố lực lượng. Sau đó, họ cố gắng đánh vào sườn quân Nhật ở Hoàng Mai để kìm bước tiến của địch, song không thành công. Quảng Tế và Vũ Khuyết rơi vào tay quân Nhật. Các nỗ lực chặn địch của quân Trung Quốc đều thất bại vì quân Nhật có ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội. Quân Nhật chiếm được Thiên Gia trấn vào ngày 29 tháng 9, Hoàng Pha vào ngày 24 tháng 10, áp sát Hán Khẩu.
Đại Biệt Sơn là một dãy núi lớn giữa 2 tỉnh Hồ Bắc và An Huy, chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ sông Hoài tới sông Dương Tử. Vùng này thuộc phạm vi của quân khu 5 của Trung Hoa Dân quốc. Quân đoàn 2 của Nhật bắt đầu tiến công vào Đại Biệt Sơn từ cuối tháng 8 theo 2 hướng. Sư đoàn 13 tấn công ở phía Nam. Sư đoàn 10 và sư đoàn 3 tấn công ở phía Bắc.
Ngày 12 tháng 10, cánh quân phía Bắc của quân đoàn 2 Nhật đánh đến Tín Dương và di chuyển về hướng Nam hỗ trợ cánh quân phía Nam. Ngày 24 tháng 10, quân đoàn 2 đánh đến Ma Thành, sau đó tiếp tục di chuyển xuống phía Nam cùng quân đoàn 11 hợp vây thành phố Vũ Hán. Quân Trung Quốc rút lui khỏi thành phố Vũ Hán để bảo toàn lực lượng. Ngày 26 tháng 10, Vũ Xương và Hán Khẩu thất thủ. Ngày 27, Hán Dương thất thủ.
Theo Yoshiaki Yoshimi và Seiya Matsuno, Thiên hoàng Chiêu Hòa đã cho phép quân Nhật sử dụng vũ khí hóa học để đánh quân Trung Quốc.[10] Trong trận Vũ Hán, Hoàng thân Kan'in đã truyền lệnh của Thiên hoàng dùng hơi độc 375 lần, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1938,[11] bất chấp Điều 23 của Công ước Hague (1899 và 1907), Điều 171 của Hòa ước Versailles, Điều V của Hiệp ước hữu quan về sử dụng tàu ngầm và hơi độc trong chiến tranh [12] . Sau đó, một giải pháp đã được Hội Quốc Liên thông qua ngày 14 tháng 5 ngăn chặn Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng hơi độc.[13]
Sau 4 tháng kịch chiến, về cơ bản Hải quân và Không quân Trung Quốc đã bị Quân đội Nhật quét sạch. Vũ Hán rơi vào tay Quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, trận thắng tại Vũ Hán là một chiến thắng kiểu Pyrros của Quân đội Nhật Bản:[14] trong khi Quân đội Nhật yếu đi vì thương vong, thì lực lượng Quân đội Trung Quốc sống sót vẫn còn khá đông. Nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công.[14] Sau trận này, quân Nhật không còn sức đánh trận lớn nào nữa cho đến tận Chiến dịch Ichi-Go (hay trận Đại Lục đả thông).
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vũ Hữu Tài là một tướng lĩnh của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam với quân hàm Thiếu tướng. Ông hiện giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an.
Vũ Hữu Tài là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 7 năm 2015, Vũ Hữu Tài là Đại tá, Phó Cục trưởng Cục A72, Bộ Công an.[1]
Từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020, Vũ Hữu Tài là Đại tá, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Công an Trung ương, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an.[2][3][4]
Tháng 6 năm 2020, Vũ Hữu Tài là Thiếu tướng, Phó Chánh văn phòng Đảng ủy Công an Trung ương, Phó Chánh văn phòng Bộ Công an.[5]
Vũ Hải Sản (sinh ngày 12 tháng 5 năm 1961[1]) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông hiện là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam [2]. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Quân ủy Trung ương.
Vũ Hải Sản sinh ngày 12 tháng 5 năm 1961, quê quán xã Hải Đường, Hải Hậu, Nam Định.
Ông Từng học tại trường THPT B Hải Hậu - Nam Định.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 22 tháng 4 năm 1983, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 22 tháng 10 năm 1984.
Từ tháng 3 năm 1979 đến tháng 8 năm 1980: Chiến sỹ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 180, Bộ CHQS tỉnh Nam Định.
Từ tháng 9 năm 1980 đến tháng 9 năm 1983: Học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1.
Từ tháng 10 năm 1983 đến tháng 5 năm 1985: Trợ lý tác chiến Sư đoàn 323, đặc khu Quảng Ninh.
Từ tháng 6 năm 1985 đến tháng 10 năm 1987: Đại đội trưởng thuộc Sư đoàn 323, đặc khu Quảng Ninh.
Từ tháng 11 năm 1987 đến tháng 8 năm 1988: Phó tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 264, Trung đoàn 43, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh.
Từ tháng 9 năm 1988 đến tháng 7 năm 1989: Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 274, Trung đoàn 43, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh.
Từ tháng 8 năm 1989 đến tháng 10 năm 1992: Học viên Học viện Lục quân (Việt Nam).
Từ tháng 11 năm 1992 đến tháng 8 năm 1993: Phó tham mưu trưởng Trung đoàn 43, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh.
Từ tháng 9 năm 1993 đến tháng 7 năm 1996: Phó Trung đoàn trưởng- TMT Trung đoàn 43, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh.
Từ tháng 8 năm 1996 đến tháng 8 năm 2001: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 43, Sư đoàn 395, Quân khu 3.
Từ tháng 9 năm 2001 đến tháng 8 năm 2002: Học viên Học viện Lục quân (Việt Nam).
Từ tháng 9 năm 2002 đến tháng 11 năm 2002: Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn 350 Quân khu 3.
Từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 11 năm 2008: Phó Sư đoàn trưởng - TMT Sư đoàn 350, Quân khu 3.
Từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 1 năm 2013: Phó Chỉ huy trưởng -TMT Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 09 tháng 1 năm 2013, ông được bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 15 tháng 11 năm 2013, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh- Tham mưu trưởng Quân khu 3, đồng thời thăng quân hàm Thiếu tướng.
Từ ngày 03 tháng 3 đến ngày 02 tháng 7 năm 2015, ông tham gia Lớp Bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa VI của Trung ương tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tháng 10 năm 2015, ông được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 3.
Ngày 26 tháng 1 năm 2016, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.[3]
Ngày 14 tháng 7 năm 2020, Tại Quyết định số 1022/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm Trung tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 3 giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ngày 20 tháng 7 năm 2020, tại Hà Nội, Thường vụ Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định về công tác cán bộ. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Căn cứ vào đề nghị của Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định bổ nhiệm cán bộ giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Trung tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 3.
Ngày 28 tháng 7 năm 2020, dưới sự chủ trì của Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Đảng ủy - BTL Quân khu 3 tổ chức hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 3 giữa Trung tướng Vũ Hải Sản và Thiếu tướng Nguyễn Quang Ngọc, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 3, phụ trách Tư lệnh Quân khu 3.
Ngày 31 tháng 1 năm 2021, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.
Chiều 12/7/2021, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì lễ công bố, trao quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản.
Vũ Ngọc Nhạ (1928-2002) là một Thiếu tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông có biệt danh ông cố vấn vì từng làm cố vấn cho một số chính trị gia cao cấp của Việt Nam Cộng hòa và là nhân vật chủ chốt trong vụ án cụm tình báo A.22 vào cuối năm 1969. Vũ Ngọc Nhạ và các đồng đội trong cụm A.22 đã lấy được nhiều tài liệu quan trọng, tuyệt mật của Mỹ và chính quyền Sài Gòn nhằm phục vụ cho các đối sách và chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[1]
Ông là nhân vật chính trong tiểu thuyết lịch sử Ông cố vấn của nhà văn Hữu Mai, về sau đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Vũ Ngọc Nhạ có nhiều tên gọi như Pièrre Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Ngọc Nhã, Hoàng Đức Nhã, Vũ Đình Long (còn gọi là Hai Long), hay như bí danh Lê Quang Kép. Ngoài ra ông còn được biết với các biệt danh như thầy Hai, thầy Bốn (do bà con Giáo xứ Bình An đặt cho vì ông là thầy giảng đã tu 4 chức), Ông cố vấn (do ông từng được xem là cố vấn của một số quan chức cao cấp của Việt Nam Cộng hòa).
Ông tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh 30 tháng 3 năm 1928 tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình[2] (quê cha) nhưng từ nhỏ sống tại quê mẹ - Giáo xứ Phát Diệm, Ninh Bình[3]. Năm 15 tuổi, Vũ Ngọc Nhạ được bố đưa vào Huế học Trường Trung học Thuận Hóa. Ông tiếp xúc với cách mạng, được giới thiệu vào Mặt trận Việt Minh và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 20-6-1947.[4]
Cuối năm 1946, ông tham gia chiến đấu chống Pháp tái chiếm Đông Dương tại mặt trận Hà Nội. Sau khi Việt Minh rút khỏi Hà Nội, ông trở về Thái Bình, tham gia công tác dân vận của chính quyền Việt Minh tại địa phương, phụ trách khối Công giáo vận[3], với bí danh là Lê Quang Kép. Năm 1951, để tiện hoạt động trong vùng bị Pháp kiểm soát, ông đã nhờ người em trai làm một chứng minh thư giả mang tên Vũ Ngọc Nhạ.
Năm 1950, quân Pháp tổ chức nhiều hoạt động càn quét, tảo thanh lớn ở Thái Bình, gây nhiều thiệt hại cho lực lượng kháng chiến. Vũ Ngọc Nhạ được cử làm Bí thư Thái Bình để củng cố và khôi phục lại lực lượng. Cùng năm đó, ông được cử làm Thị uỷ viên Thị xã Thái Bình và tham gia tổ chức phá căng Bo, giải cứu được tất cả những người kháng chiến bị quân Pháp giam giữ ở đây.[1]
Năm 1952, Vũ Ngọc Nhạ (sử dụng tên Vũ Ngọc Kép) là thành viên của đoàn đại biểu quân sự tỉnh Thái Bình dự Hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ tại Việt Bắc. Tại hội nghị này ông được chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về các hoạt động, ý định và dự định của Hoa Kỳ.[4]
Năm 1953, qua sự giới thiệu của Bí thư Liên khu ủy Khu 3 là Đỗ Mười, ông được Trần Quốc Hương tuyển chọn vào cơ quan tình báo quân sự để đào tạo cán bộ hoạt động trong giới Công giáo.[3]
Năm 1954, Hoàng Minh Đạo, thủ trưởng cơ quan tình báo quân sự đã ra chỉ thị tung một số điệp viên chiến lược vào miền Nam để chuẩn bị cho thời kỳ "hậu Hiệp định Genève". Vũ Ngọc Nhạ là một trong số những điệp viên đó. Ông tạo vỏ bọc là giáo dân Công giáo ngoan đạo, bị Việt Minh kỳ thị vì tôn giáo và xuất thân nên từ bỏ Việt Minh về sống ở quê ngoại tại Phát Diệm, Ninh Bình và tham gia “Tổng bộ tự vệ Phát Diệm” lãnh đạo bởi hai giáo sĩ chống cộng khét tiếng là giám mục Lê Hữu Từ và linh mục Hoàng Quỳnh.[1] Năm 1955, ông cùng vợ và con gái xuống tàu Hải quân Pháp lẫn vào 1 triệu người Công giáo di cư vào Nam. Tại đây ông sử dụng bản lý lịch với cái tên mới Vũ Đình Long với các nội dung đều là thật, trừ một chi tiết giả là "bất mãn với chính sách Công giáo của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nên quyết định vào Nam".[3]
Sau khi vào Nam, ông cùng gia đình cư trú tại giáo xứ Bình An, không lâu sau chuyển sang sinh sống tại khu chợ Thị Nghè. Ông xin được một chân đánh máy trong Bộ Công chánh. Trong thời gian này, ông chủ yếu tập trung vào việc xây dựng vỏ bọc an toàn, nên thường xuyên lui tới giáo xứ Bình An và văn phòng Hội cựu tự vệ Công giáo Phát Diệm, qua đó chiếm được cảm tình của linh mục Hoàng Quỳnh và trở thành người giúp việc cho Giám mục Lê Hữu Từ. Từ khi vào Nam, ông thường dùng các tên gọi như Hai Long, Hai Nhạ, Hai Nhã theo thứ bậc của người miền Nam và ông cũng được linh mục Hoàng Quỳnh đặt một tên gọi riêng là Hoàng Đức Nhã[5].
Vũ Ngọc Nhạ được Mười Hương chỉ đạo phải tạo mối quan hệ tốt với giám mục Lê Hữu Từ vì dòng tu của giám mục Từ được cho là có uy tín lớn trong giới Công giáo cũng như đối với Vatican. Đồng thời, căn cứ vào việc linh mục Hoàng Quỳnh là người chứng nhận chức trung úy tự vệ của Phát Diệm của Vũ Ngọc Nhạ, ông Mười Hương cũng yêu cầu ông Nhạ phải tạo quan hệ thân thiết với linh mục Quỳnh để từ đó tiếp cận giám mục Từ. Quan hệ tốt với linh mục Quỳnh và giám mục Từ đã giúp đỡ và bảo vệ Vũ Ngọc Nhạ rất nhiều trong công tác tình báo sau này.[6]
Trong quá trình tạo vỏ bọc, Vũ Ngọc Nhạ và các đồng đội nhận ra được những điểm tế nhị trong mối quan hệ giữa giới Công giáo với chính quyền Sài Gòn. Lúc đó, thế lực nước ngoài có ảnh hưởng lớn nhất trong giới Công giáo không phải là Mỹ mà là Pháp, trong khi chính quyền Ngô Đình Diệm chịu ảnh hưởng của Mỹ, vì vậy quan hệ giữa hai bên có những mâu thuẫn, nghi ngại. Họ Ngô muốn nắm lấy giới Công giáo làm chỗ dựa nhưng vì những khúc mắc đó nên vẫn chưa thành công. Như vậy, thông qua việc làm trung gian hoà giải giữa họ Ngô và giới Công giáo, cụ thể là linh mục Lê Hữu Từ, ông Nhạ có thể chiếm được lòng tin của cả hai bên.[6]
Vào cuối tháng 12 năm 1958, ông bị một nhân viên phản gián của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung tên là Nguyễn Tư Thái (tự Thái đen)[7] nhận diện nhưng ông vẫn hoạt động tại vùng Thái Bình cho đến cuối năm 1952. Vì lý do này, ông bị Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung bắt giữ và bị giam để chờ xác minh tại trại giam Tòa Khâm, Huế.
Một sơ hở lớn của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung là tập trung giam giữ khá nhiều tình báo viên tại trại Tòa Khâm. Trong thời gian bị giam giữ tại Tòa Khâm, Vũ Ngọc Nhạ đã móc nối được với một số tình báo viên khác, thậm chí nhận được sự chỉ đạo của lãnh đạo tình báo Mười Hương, khi đó cũng bị giam tại Tòa Khâm[8]. Đồng thời, các tù nhân theo đạo Công giáo như Vũ Ngọc Nhạ lại được Ngô Đình Cẩn cho đi lễ nhà thờ vào chủ nhật. Nắm được điều đó, thượng cấp Mười Hương chỉ đạo cho ông Nhạ tiếp cận, liên lạc với Ngô Đình Cẩn cùng các chức sắc Công giáo bao gồm giám mục Lê Hữu Từ. Giám mục Từ biết được thân thế Phát Diệm và quan hệ với linh mục Hoàng Quỳnh, có ý muốn dùng ông Nhạ tác động lại Ngô Đình Cẩn. Về phía bên kia, họ Ngô cũng muốn dùng ông Nhạ để kết thân với giám mục Từ.[6] Do công tác chuẩn bị tốt, do sự vận động của linh mục Hoàng Quỳnh, cộng với sự may mắn, ông không bị kết tội vì không đủ hồ sơ, nhưng vẫn bị giam giữ một cách không chính thức đến tận giữa năm 1961.
Từ đó, Vũ Ngọc Nhạ đã chuyển phương cách hoạt động, ông xây dựng sự tín nhiệm của "Ông Cố vấn chỉ đạo miền Trung" Ngô Đình Cẩn bằng tờ trình "4 Nguy cơ đe dọa chế độ" viết vào cuối năm 1959. Trong tờ trình ông cố ý viết rằng mình tham khảo ý kiến của giám mục Lê Hữu Từ và một số thành phần giáo dân Công giáo, ngầm bày tỏ rằng ông có quen biết với những cá nhân, lực lượng mà họ Ngô đang muốn tranh thủ[1]. Tờ trình này đã gây được sự chú ý của Ngô Đình Cẩn và sau đó cả của Ngô Đình Nhu lẫn Ngô Đình Diệm. Do sự dự đoán chính xác của ông về khả năng xảy ra đảo chính và cuộc đảo chính đã diễn ra sau đó vào ngày 11 tháng 11 năm 1960[1], các anh em họ Ngô đã chú ý đến ông và nhờ đó ông thoát khỏi sự giam cầm kéo dài trong hơn 2 năm. Tờ trình "4 Nguy cơ đe dọa chế độ" được viết trên cơ sở mối quan hệ giữa giới Công giáo với anh em họ Ngô. Chính yếu tố này đã gây được sự chú ý, cộng với bức bình phong "người giúp việc cho Giám mục Lê Hữu Từ" mà Vũ Ngọc Nhạ được sử dụng như một người liên lạc và cung cấp thông tin giữa anh em họ Ngô với giới Công giáo di cư.
Từ đó, Vũ Ngọc Nhạ bắt đầu có biệt danh ông cố vấn. Ông được anh em Diệm – Nhu vị nể, rồi trở thành người tâm phúc, thường xuyên được bàn bạc những vấn đề cơ mật, được tặng cho danh hiệu “Hoàng Long” là con rồng thứ năm trong gia đình (sau 4 anh em ruột Diệm - Nhu - Thục - Cẩn). Nhờ vào địa vị này cũng như vai trò phụ tá của giám mục Lê Hữu Từ, Vũ Ngọc Nhạ đã tạo được quan hệ với nhiều quan chức Sài Gòn, chức sắc Vatican và Công giáo Mỹ, từ đó thu thập được nhiều tin tình báo có giá trị.[1][9]
Vào cuối năm 1963, Ngô Đình Nhu giao cho Vũ Ngọc Nhạ nhiệm vụ gặp mặt và vận động sự ủng hộ của chức sắc Công giáo. Vì vậy, ông Nhạ không ở cùng với anh em Diệm - Nhu trong cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, và theo lời của ông, nhờ đó mà thoát khỏi số phận bị giết chết như Diệm - Nhu.[9]
Cuộc đảo chính 1963 đưa các tướng lĩnh đảo chính lên cầm quyền, Vũ Ngọc Nhạ chỉ còn hoạt động trong khối Công giáo tại Giáo xứ Bình An lúc này do linh mục Hoàng Quỳnh cầm đầu. Tuy nhiên, do uy thế của linh mục Hoàng Quỳnh rất lớn, đồng thời chính quyền mới cũng đánh giá cao hiểu biết và năng lực của Vũ Ngọc Nhạ, ông Nhạ vẫn thường xuyên được mời tư vấn về nhiều sự vụ khác nhau. Vì vậy ông đã sử dụng “Tam giác vàng” quyền lực bao gồm tòa Khâm sứ, dinh Độc Lập và linh mục Tuyên úy người Mỹ O'Connor để hoạt động tình báo trong thời kỳ này.[1] Cuối năm 1965, do sự tranh giành quyền lực quyết liệt trong "nhóm tướng trẻ", tướng Nguyễn Văn Thiệu đã sử dụng Vũ Ngọc Nhạ giữ vai trò liên lạc viên giữa tướng Thiệu và Công giáo, qua sự giới thiệu của Linh mục Hoàng Quỳnh, nhằm tìm chỗ dựa chính trị. Về phía mình, ông Nhạ cũng biết người Mỹ có ý muốn đưa Nguyễn Văn Thiệu lên thay Diệm, và bản thân Thiệu với tư cách là giáo dân cũng chiếm được cảm tình của một số chức sắc Công giáo. Ông Nhạ đã được uỷ quyền đại diện cho khối Công giáo ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống. Sau khi đắc cử, tổng thống Thiệu mời ông làm cố vấn đặc biệt cho mình[9]. Là một điệp viên, Vũ Ngọc Nhạ đã khéo léo sử dụng vai trò này để tạo dựng các mối quan hệ và gây ảnh hưởng đến giới chính trị gia cả trong dân sự lẫn quân sự.
Được xem như một cố vấn cho tướng Thiệu trong lĩnh vực quan hệ với giới Công giáo, ông nhanh chóng trở thành một "Ông cố vấn" lần thứ hai, với sức ảnh hưởng đến chính giới còn mạnh hơn so với thời anh em Diệm - Nhu, nhất là từ sau khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống vào năm 1967. Để khai thác một cách triệt để hơn sức ảnh hưởng và nguồn thông tin lớn, cấp trên của ông đã mở rộng nhiệm vụ của ông thành mạng lưới, rồi cụm tình báo A.22 (vốn là mật danh riêng của ông) do Nguyễn Văn Lê [10] làm Cụm trưởng, ông làm Cụm phó trực tiếp phụ trách lưới tình báo. Toàn bộ cụm A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Đức Trí[11], Chỉ huy phó Tình báo quân sự tại miền Nam.
Ban đầu cụm phát triển thêm Nguyễn Xuân Hòe, Vũ Hữu Ruật đều là những tình báo viên mà Vũ Ngọc Nhạ đã bắt liên lạc lúc ông bị giam ở Tòa Khâm. Sau phát triển Nguyễn Xuân Đồng, và quan trọng nhất là vào đầu năm 1967, cụm được bổ sung Lê Hữu Thúy (hay Thắng), mật danh A.25.
Các điệp viên này đều được giao nhiệm vụ "chui sâu leo cao" vào những chức vụ quan trọng để có thể thu thập thông tin chiến lược và có thể tác động đến chính quyền. Thành công lớn nhất của Cụm A.22 là cắm được một cơ sở của Lê Hữu Thúy là Huỳnh Văn Trọng (nguyên Bộ trưởng Quốc gia Việt Nam thập niên 1950) vào vị trí Phụ tá tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Chính Huỳnh Văn Trọng dẫn đầu một phái đoàn của Việt Nam Cộng hòa sang Hoa Kỳ tiếp xúc, gặp gỡ với hàng loạt tổ chức, cá nhân trong chính phủ và chính giới Hoa Kỳ để thăm dò thái độ của Chính phủ Johnson đối với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đồng thời thu thập được nhiều thông tin tình báo chiến lược.
Vũ Ngọc Nhạ cùng cụm A.22 đã tham gia tổ chức chiến dịch tấn công Mậu Thân năm 1968. Ông đã thông báo cho cấp trên việc Mỹ muốn huỷ bỏ lệnh ngưng bắn thường niên vào dịp Tết năm đó. Khi chiến dịch diễn ra, Vũ Ngọc Nhạ có nhiệm vụ yểm hộ cho biệt động quân Giải phóng đánh vào Dinh Độc Lập, ông đã khui hầm rượu của Nguyễn Văn Thiệu cho quân lính uống say để biệt động Giải phóng dễ dàng "xử lý". Tuy nhiên kế hoạch đánh Dinh Độc Lập không thực hiện được, lúc đó Nguyễn Văn Thiệu cũng không có ở dinh mà về quê vợ ở Mỹ Tho để ăn tết. Vũ Ngọc Nhạ liền ứng biến bằng cách vờ đứng ra cổ vũ quân canh phòng chống trả mạnh mẽ quân Giải phóng. Hành động này khiến cho Nguyễn Văn Thiệu rất cảm kích. Thiệu cũng cho rằng ông Nhạ cho binh lính uống rượu là để nâng cao sĩ khí nên đã hết lời khen ngợi. Sau lần đó, Nguyễn Văn Thiệu đã tặng cho ông một thanh kiếm với quyền hành thay thế Thiệu chủ trì các cuộc họp nội các khi Thiệu vắng mặt.[1][12][13]
Từ năm 1968, thấy rõ leo thang chiến tranh không mang lại kết quả, Mỹ quyết định tìm cách rút khỏi chiến tranh thông qua đàm phán tại Paris. Trong thời gian này, người Mỹ cấp tốc xây dựng và thực hiện “Kế hoạch bình định cấp tốc 1968-1969” cùng nhiều biện pháp khác để đạt được ưu thế trên bàn đàm phán và xuống thang chiến tranh trong thế mạnh. Vì vậy Vũ Ngọc Nhạ được giao nhiệm vụ tìm hiểu nội dung các kế hoạch này và tình hình chính trị Mỹ. Ông tác động với Thiệu viết ủy nhiệm thư và cử phái đoàn cấp cao đứng đầu bởi Huỳnh Văn Trọng sang Mỹ thương thảo để xin viện trợ. Huỳnh Văn Trọng liền lấy lý do "chuẩn bị trước cho chuyến đi" để đến Đại sứ quán Mỹ lấy được bản “Kế hoạch bình định 1968-1969”, “Chương trình Phoenix 1968” của Como và “Kế hoạch bình định cấp tốc”. Chuyến đi Mỹ sau đó xin được nhiều viện trợ khiến Nguyễn Văn Thiệu rất vui mừng. Vì vậy ông Nhạ được Nguyễn Văn Thiệu gửi tặng cây bút máy mà mình dùng để ký nhận các khoản viện trợ.[1]
Bộ hồ sơ của Nha Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia của chính phủ Sài Gòn đã nhận xét về cụm A.22 như sau: "Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám chưa bao giờ có những tổ điệp báo thành công đến như thế. Cụm A.22 hoạt động do Ông Vũ Ngọc Nhạ cầm đầu phát triển đều đặn và thi thố nhiều thủ đoạn mà chúng ta phải nhìn nhận là huyền diệu và xuất sắc. Cụm đã phát triển một hệ thống điệp vụ vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam cộng hoà. Những tin tức chiến lược mà Cảnh sát Quốc gia biết họ cung cấp, đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn khi ấn định chính sách của họ đối với cuộc chiến tranh."[9]
Vào năm 1969, theo chỉ thị của cấp trên, cụm tình báo A.22 dự định thiết lập một "chính phủ" mới với những vị trí quan trọng trong nội các đều do các cơ sở tình báo của cụm nắm giữ. Ví dụ Huỳnh Văn Trọng dự kiến làm Thủ tướng, Vũ Hữu Duật dự kiến làm Bộ trưởng chính trị, Vũ Xuân Hoè làm Bộ trưởng kinh tế, Lê Hữu Thuý làm Bộ trưởng Thông tin chiêu hồi. Tuy nhiên dự tính này không thành do hoạt động điều tra và phản gián của CIA.[9]
Tuy tổ chức rất chặt chẽ, nhưng do hoạt động mạnh và có ảnh hưởng đến chính giới cũng như chính quyền Sài Gòn, CIA nhanh chóng phát hiện thấy điều không bình thường của những nhân vật riêng rẽ này[3], vốn hầu hết đều là những nghi can về tội làm điệp viên và từng bị giam giữ tại trại Tòa Khâm. Do đó, cơ quan CIA đã tiến hành điều tra để phá vỡ cụm tình báo vô cùng nguy hiểm này. Hồ sơ các cựu tù nhân trại Tòa Khâm được giở lại từ giữa năm 1968. Do quy mô, cũng như sức ảnh hưởng quá lớn và tính chất phức tạp của vụ án, mãi hơn một năm sau CIA mới chuyển giao thông tin cho Tổng Nha Cảnh sát điều tra vụ án. Một đơn vị đặc biệt có mật danh S2/B đã được thành lập và đã tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22 vào trung tuần tháng 7 năm 1969. Toàn bộ các điệp viên Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy (tức Thắng), Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hòe, Nguyễn Xuân Đồng, hầu hết các cơ sở như phụ tá Huỳnh Văn Trọng, cơ sở giao liên như bà Cả Nhiễm... đều bị bắt giữ. Tuy nhiên, Cụm trưởng Tư Lê đã kịp thời trốn thoát.
Về cơ bản, cụm tình báo gần như bị phá vỡ hoàn toàn. Các chứng cứ về hoạt động tình báo hầu như đầy đủ. Chính giới Sài Gòn rung động vì quy mô của vụ án: 42 cán bộ và cơ sở điệp báo, hoạt động rộng và có ảnh hưởng trong nhiều cơ quan chính quyền cũng như các tổ chức chính trị, một phụ tá tổng thống bị bắt... Khi vụ án được đưa ra xét xử vào tháng 11 năm 1969, báo giới Sài Gòn đã mệnh danh đây là "Vụ án chính trị của thế kỷ"[14], "Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại"[15].
Nếu bị kết án gián điệp, các thành viên của cụm A.22 có thể bị kết án tử hình. Tuy nhiên cụm tình báo đã đi một nước cờ xoay chuyển tình thế: biến vụ án gián điệp thành vụ án chính trị, lợi dụng mức ảnh hưởng và mối quan hệ sâu rộng, các bằng chứng công khai, cũng như tình thế chính trị bấy giờ để dẫn phiên tòa vào thế bế tắc. Các tình báo viên đã khiến báo giới và dư luận Sài Gòn lúc đó nghĩ rằng vụ bắt bớ này là thủ đoạn đấu đá chính trị của các phe phái trong chính quyền Sài Gòn và cái tội danh “điệp viên, tình báo” chỉ là cái cớ được dựng lên.[3]
Phiên tòa trở nên khó xử vì nhất cử nhất động của các bị cáo đều dính tới các chóp bu chính quyền từ tổng thống, bộ trưởng đến dân biểu, CIA và thậm chí là... Tổng thống Mỹ. Các bằng chứng được công khai để kết tội hoạt động gián điệp "móc nối với Việt Cộng" đều trở thành những vụ việc do chính... Tổng thống hợp hiến ủy thác hoặc ra lệnh. Nhân chứng quan trọng nhất của "vụ án" chắc chắn tòa sẽ không triệu tập được vì đó chính là Tổng thống.[1] Và các bị cáo đều lập luận rằng họ hoạt động theo yêu cầu của chính quyền và lương tâm tôn giáo đã được hướng dẫn.
Vụ án cụm A.22 từ một thành công về phản gián trở thành một rắc rối lớn về chính trị của CIA. Tòa thánh Vatican và cộng đồng Công giáo di cư cũng cho rằng đây là âm mưu của CIA và Chính quyền Thiệu nhằm phá hoại Công giáo Việt Nam. Để "gỡ rối", CIA đã đề nghị Vũ Ngọc Nhạ khai nhận là mình làm việc cho cơ quan này, đổi lại ông sẽ nhận được lương bổng hậu hĩ cùng với 2 triệu USD trả thêm. Nhưng ông Nhạ đã từ chối.[1]
Nước cờ của cụm tình báo A.22 đã hoàn toàn thành công. Không có ai trong cụm bị kết án tử hình.[3] Do không có bằng chứng thuyết phục để khép vào tội tử hình, tòa án quân sự mặt trận lưu động Vùng 3 đã tuyên án Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Xuân Hòe án Chung thân khổ sai, những thành viên khác bị kết án từ 5 năm đến 20 năm. Tuy nhiên, dù sao thì Cụm A.22 cũng đã thực hiện thành công được ý định của mình: giữ được mạng sống các điệp viên, giữ lại được vị thế chính trị để hoạt động khi ra tù, đồng thời gây ra sự nghi kỵ lẫn nhau[3] trong chính trường Việt Nam Cộng hòa.
Đánh giá mức độ thành công của Cụm A.22 có thể thấy được qua lời tuyên bố của Vũ Ngọc Nhạ trước khi lên xe giải về trại giam sau khi phiên tòa kết thúc và được báo giới ghi lại:
Lúc quân cảnh đưa lần ra khỏi phòng xử để lên xe bít bùng, Vũ Ngọc Nhạ hướng về đám đông ký giả ngoại quốc và thân nhân nói lớn:
- Tôi gởi lời về thăm ông Thiệu
Rồi ông nói lên câu tiếng Pháp:
- Ma Mission est Possible mais maintenant est impossible! (Sứ mạng của tôi trước có thể hoàn thành được nhưng bây giờ thì bất khả!)
Và ông nói với một số ký giả trong nước:
- Vụ tụi tôi chỉ có lịch sử phán xét![16]
Một số thành viên của A.22 bị đưa ra Côn Đảo giam giữ, Vũ Ngọc Nhạ và một số thành viên khác bị giam ở Sài Gòn một thời gian rồi cũng được đưa ra Côn Đảo. Vũ Ngọc Nhạ và Lê Hữu Thuý bị giữ một thời gian tại khu biệt giam tại Đặc ủy tình báo số 3A Bạch Đằng, một nơi tra khảo khét tiếng của CIA, trong điều kiện nhiệt độ thay đổi đột ngột, thường xuyên bị truy vấn bằng máy kiểm tra nói dối và nhiều hình thức tra khảo khác. Điều này khiến sức khoẻ của hai ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng.[17]
Sự thành công này còn đạt được một kết quả bất ngờ: khi Cụm Tình báo A.22 bại lộ, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa và không muốn tin vào sự thật, còn cho rằng đây là âm mưu của CIA dàn cảnh để triệt hạ người thân tín của mình.[1] Người Mỹ phải đích thân gặp Nguyễn Văn Thiệu và đe doạ: "Nếu ông không ký lệnh bắt Vũ Ngọc Nhạ, ông sẽ mất chức Tổng thống."[9] Trong thời gian Vũ Ngọc Nhạ và các bạn đồng chí bị đày ra Côn Đảo, Thiệu đã thay thế viên Tỉnh trưởng Côn Đảo bằng một người thân tín của mình và ra lệnh phải chăm sóc ông Nhạ chu đáo.[18][19] Ông còn trao đổi thư từ và gặp mặt trực tiếp với nhiều chức sắc tôn giáo và chính trị gia người Việt lẫn Mỹ. Về phía Vatican, trong buổi lễ ngày 23 tháng 6 năm 1971, Vũ Ngọc Nhạ được giáo hoàng Phaolô VI ca ngợi, ban ơn chết lành và được tặng bằng khen cùng huy chương. Một linh mục khâm sai của Vatican đã đến khám Chí Hoà trao phần thưởng của giáo hoàng cho ông Nhạ vào ngày 25 tháng 6.[1]
Cụm tình báo A.22 bị phá vỡ, nhưng hoạt động tích cực của các điệp báo viên khác như Phạm Xuân Ẩn khiến nhiều tin tức nội bộ khác vẫn bị rò rỉ ra ngoài. Điều này càng khiến Nguyễn Văn Thiệu tin rằng Mỹ dàn dựng vu oan cho ông Nhạ và tìm cách đưa ông ra khỏi Côn Đảo về sau.[20]
Đầu năm 1973, Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về trại giam Chí Hòa quản thúc theo quy chế tù chính trị theo Hiệp định Paris. Trong thời gian này, lợi dụng ảnh hưởng của mình và nhờ sự giúp đỡ của linh mục Hoàng Quỳnh, Vũ Ngọc Nhạ nối lại mối quan hệ với các tổ chức chính trị thuộc "Lực lượng thứ 3" do tướng Dương Văn Minh cầm đầu. Lo ngại những hoạt động của ông có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính quyền, ngày 23 tháng 7 năm 1973, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã trao trả ông tại Lộc Ninh cho phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, với danh xưng là "linh mục Giải phóng", với mục đích đẩy ông ra xa các hoạt động của chính giới Sài Gòn.
Sau khi được trao trả, cuối năm 1973, ông được đưa về Phòng tình báo quân sự để làm công tác xác minh. Đầu năm 1974, sau khi đã kiểm tra thông tin, ông được khôi phục hoạt động bí mật và được công nhận quân hàm Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đồng thời nhận được quyết định khen thưởng về thành tích của Cụm A.22 đồng thời với quyết định kỷ luật cảnh cáo vì chịu trách nhiệm trong việc lưới tình báo này bị vỡ.[3] Tháng 4 năm 1974, ông trở về hoạt động bán công khai tại Củ Chi, với mục đích xây dựng một cụm tình báo chiến lược mới do ông làm cụm trưởng, xây dựng cơ sở tình báo và nối lại quan hệ với các tổ chức chính trị thuộc Lực lượng thứ 3, đặc biệt là khối Công giáo. Tháng 1 năm 1975, ông trở lại Sài Gòn, sống bất hợp pháp và hoạt động trong Lực lượng thứ 3 với tư cách là một đại biểu Công giáo. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông có mặt bên cạnh tướng Dương Văn Minh tại dinh Độc Lập, chứng kiến những giờ phút cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa.[2]
Theo chỉ đạo của cấp trên, Vũ Ngọc Nhạ đã thông qua khối Công giáo gây sức ép buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức và Dương Văn Minh lên làm Tổng thống. Ông cũng khuyên Nguyễn Văn Thiệu rời bỏ Sài Gòn, nhưng tuyệt đối không đến Mỹ vì ở Mỹ Nguyễn Văn Thiệu sẽ bị giết. Nghe theo lời khuyên của ông, Nguyễn Văn Thiệu cùng gia đình đã sang Hồng Kông rồi sang Anh cư trú đến hết đời. Khi được hỏi về việc "cứu mạng" Nguyễn Văn Thiệu, Vũ Ngọc Nhạ nói "Tôi cho đó là chính sách rất nhân đạo của chế độ ta." [9]
Sau năm 1975, toàn bộ Hồ sơ mật về Cụm tình báo chiến lược A.22 của Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia được thu hồi nguyên vẹn. Thậm chí, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, một chỉ huy tình báo cao cấp và là chỉ huy trực tiếp của Vũ Ngọc Nhạ là Đại tá Nguyễn Đức Trí cũng có mặt tại dinh Độc Lập. Tuy nhiên, thân phận thật của Vũ Ngọc Nhạ vẫn chưa được xác nhận. Mãi đến năm 1976, ông mới được điều về làm chuyên viên Cục 2 với quân hàm Thượng tá. Năm 1981, ông được thăng Đại tá. Ông được giao các công tác nghiên cứu và tổng hợp các báo cáo để phúc trình cho các lãnh đạo cao cấp của nhà nước như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.
Đến năm 1987, khi cuốn tiểu thuyết Ông cố vấn hồ sơ một điệp viên của Hữu Mai xuất bản, thân thế và sự nghiệp của ông mới được công chúng biết tới. Để tôn vinh sự nghiệp hoạt động của ông, năm 1988, Nhà nước Việt Nam phong hàm Thiếu tướng cho Vũ Ngọc Nhạ. Cụm tình báo chiến lược A.22 và Đại tá Lê Hữu Thúy được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Một bộ phim phỏng theo tiểu thuyết "Ông cố vấn" cũng được sản xuất và đã có một số phóng sự về ông và cụm tình báo A.22 được công chiếu trước khi ông mất.
Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng:
Tuy nhiên, cho đến lúc mất, ông vẫn không được nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang mà chính nhà văn Hữu Mai nhận định rằng chính ông rất xứng đáng được nhận.
Ông còn được Tòa thánh Vatican và Giáo hoàng Phaolô VI tặng bằng khen và Huy chương "Vì hòa bình" vào tháng 6 năm 1971.
Ông qua đời lúc 6 giờ 7 phút ngày 7 tháng 8 năm 2002 tại TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 75 tuổi. Phần mộ của ông nay được đặt tại nghĩa trang Lạc Cảnh, Thành phố Hồ Chí Minh, trong khu vực dành riêng cho các tướng lĩnh, gần mộ phần của 2 điệp viên nổi tiếng khác là Phạm Xuân Ẩn và Đặng Trần Đức. Mộ phần của Đại tá Phạm Ngọc Thảo cũng cách đó không xa.
Gia đình Vũ Ngọc Nhạ có tiếng là rất nghèo nhưng sống thanh bạch, không màng bổng lộc, không bao giờ nhận hối lộ. Vợ của ông, bà Nguyễn Thị Nhẫn phải ra chợ bán rau để phụ giúp kinh tế. Dòng họ Ngô Đình, vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu và CIA nhiều lần đề nghị chu cấp hoặc dùng tiền bạc mua chuộc nhưng gia đình ông đều từ chối. Chính vì quá thanh bạch nên có ý kiến nghi ngờ ông là người của cách mạng cài vào vì "không cần tiền, không cần tình, chỉ có cộng sản mới thế."[9][21]
Vũ Ngọc Nhạ có khả năng "diễn xuất" nhập vai đến mức đồng đội của mình cũng ngạc nhiên. Ông Mai Chí Thọ từng nhận xét "Từ dáng đi, giọng nói đôi mắt đến tính cách, y như là một cố đạo phản động. [...] Một đồng chí của ta “đội lốt” kẻ địch đến mức người của ta cũng không nhận ra quả là điều kỳ diệu đối với nghệ thuật tình báo mà chính tôi cũng không thể tưởng tượng." Cũng chính vì đóng vai người bên kia chiến tuyến nên suốt một thời gian dài, gia đình họ hàng của vợ chồng ông Nhạ bị tiếng oan là nhà có người phản bội. Mãi sau khi chiến tranh kết thúc, lúc hai vợ chồng ông được Đảng và Quân đội đón về quê thì người làng mới biết "kẻ phản bội" thực chất là người của cách mạng cài vào lòng địch.[9][22]
Theo nhà văn Hữu Mai, Vũ Ngọc Nhạ có khả năng cảm hoá đối phương bằng nhân cách và đạo đức của mình. Nhiều nhân viên tình báo đã phải dùng các biện pháp lừa lọc, gây sức ép, hoặc lợi dụng sự sơ hở để khai thác thông tin, tuy nhiên ông Nhạ không làm như vậy mà chỉ sử dụng những biện pháp rất "đời". Vũ Ngọc Nhạ thể hiện mình như một tu sĩ nhân từ, giúp đỡ và cảm hoá người khác, đó là biện pháp rất ít tình báo viên thực hiện được.[1]